Giữa ‘bão suy thoái’ bất động sản, nhà cũ bất ngờ đắt hàng ở Trung Quốc

Người mua nhà Trung Quốc đang quay trở lại thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa sẵn sàng để “xuống tiền”. Điều này càng thể hiện rõ những trắc trở mà thị trường này đang phải đối mặt.

Dù giới chức Trung Quốc đã nỗ lực đưa ra hàng loạt biện pháp để thúc đẩy nhu cầu và chiến lược Zero Covid cũng khép lại, người mua vẫn chần chừ chưa muốn đổ tiền vào lĩnh vực đang chứng kiến đợt suy thoái nghiêm trọng chưa từng thấy. Trước thềm cuộc họp của các nhà lãnh đạo sắp tới, giới phân tích kỳ vọng các biện pháp hỗ trợ tài chính sẽ được công bố thêm khi Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Xu Yuejin, phó giám đốc của China Index Holdings, cho hay: “Để ổn định nền kinh tế, chính quyền có thể sẽ nhắc lại việc hỗ trợ những người mua nhà lần đầu và những người muốn tăng quy mô nhà ở. Điều này có thể sẽ ‘mở đường’ cho việc nới lỏng chính sách ở cuộc họp Quốc hội năm 2023.”

Ngoài ra, Xu kỳ vọng ngoài các biện pháp được đưa ra tại kỳ họp tới, giới chức các thành phố lớn cũng nới lỏng các quy định hạn chế mua nhà ở, kể cả ở các quận ít đóng vai trò quan trọng hơn.

Giữa bão suy thoái bất động sản, nhà cũ bất ngờ đắt hàng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Chỉ số theo dõi người mua nhà mới của Centaline cho thấy dấu hiệu hồi phục.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Sandalwood Advisors, ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm mua nhà cũ, với tỷ lệ xem nhà cũ ở mức cao nhất kể từ ít nhất là tháng 9/2021.

Tại các thành phố lớn nhất, bao gồm Thâm Quyến và Thượng Hải, trung bình mỗi tuần có khoảng 178.000 lượt đến xem nhà cũ trong tháng 2, tăng 86% so với tháng 11. Sự quan tâm đến phân khúc này cũng tăng lên ở các thành phố cấp 2, chủ yếu là tại trung tâm của khu vực đó.

Agnes Xu – nhà đồng sáng lập và trưởng bộ phận nghiên cứu của Sandalwood, cho biết: “Với sự hồi phục mạnh mẽ của số lượng người xem nhà cũ, chúng tôi dự đoán doanh số bán nhà sẽ hồi phục tốt hơn trong những tháng tới.”

Tuy nhiên, không phải ai đến xem cũng quyết định mua nhà.

Raymond Cheng – trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc và Hong Kong tại CGS-CIMB Securites, cho biết: “Dù các con số có vẻ khả quan hơn dự kiến, nhưng chúng tôi cho rằng cần theo dõi thêm các dấu hiệu để kết luận rằng thị trường bất động sản đang ở xu hướng đi lên. Nhìn chung, tâm lý của người mua nhà Trung Quốc vẫn chưa vững vàng.”

Giữa bão suy thoái bất động sản, nhà cũ bất ngờ đắt hàng ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Số lượt xem nhà cũ ở các thành phố cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của Trung Quốc so với thời gian gần dịp Tết Nguyên đán (triệu người).

Theo một chỉ số của công ty môi giới bất động sản Centaline Group, sự quan tâm của người mua đến nhà mới cũng tăng trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Cứ 100 căn hộ mới thì có trung bình 63 người mua tiềm năng đến xem, trong tuần thứ 3 của tháng 2, mức cao nhất kể từ giữa năm 2021.

Điều này có thể mang lại hy vọng cho các nhà phát triển đang gặp khó khăn về tài chính trước khi mùa “đắt hàng” đến, thường là vào tháng 3 và tháng 4. Theo China Real Estate Information, các nhà xây dựng đã giảm quy mô chiết khấu và có thể sẽ tăng nguồn cung trong tháng này.

Doanh số bán nhà thường chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của người dân sau khi nền kinh tế trở lại bình thường. Theo Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, doanh số có thể sẽ cải thiện trong vài tháng tới, nhưng sẽ là “quá trình dần dần”.

Giữa bão suy thoái bất động sản, nhà cũ bất ngờ đắt hàng ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Số nhà cũ đã được bán ở Thâm Quyến.

Tại Thâm Quyến, nơi chứng kiến khả năng mua nhà của người dân thấp nhất Trung Quốc, các thương vụ mua bán bất động sản đã “nhiệt” trở lại kể từ giữa tháng 2. 2 thành phố chứng kiến hơn 150 căn hộ được giao dịch, con số chưa từng có ít nhất kể từ tháng 10, theo dữ liệu chính thức.

Tuy nhiên, tỷ lệ mua nhà mới trên cả nước vẫn chưa ổn định. Dữ liệu từ 29 thành phố của Centaline Group cho thấy chỉ khoảng 1/3 số căn được bán sau khi ra mắt. Con số này thấp hơn 1 nửa so với mức cao nhất vào giữa tháng 1.

Trong khi đó, các khoản thế chấp chưa thanh toán ở Trung Quốc chỉ tăng 1,2% vào năm ngoái, giảm mạnh so với mức tăng hơn 11% vào cuối năm 2021. Các khoản thế chấp mua nhà, chiếm khoảng 30% dư nợ cho vay của các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc tính đến tháng 6, được coi là một trong những tài sản có chất lượng cao nhất.

Theo Michelle Lam, chuyên gia kinh tế Trung Quốc đại lục tại Societe Generale, cho biết, dự đoán thị trường bất động sản suy yếu có thể khiến các hộ gia đình tiếp tục giảm sử dụng đòn bẩy.

Tham khảo Bloomberg 

Người trẻ Mỹ mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng lạm phát tồi tệ nhất kể từ những năm 1970: Do thế hệ các phụ huynh đã quá tham lam?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*