Chuyên gia: Thị trường đang tăng điểm nhưng đó là ‘bình yên trước cơn bão’

TIN MỚI

    Tâm lý ưa chuộng rủi ro từng thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm từ đầu năm đến nay đang dần suy yếu. Nguyên nhân đến từ những “cơn gió ngược” mà các nhà đầu tư phải đối mặt, từ sự hỗn loạn của hệ thống ngân hàng, giá dầu tăng cho đến tăng trưởng giảm tốc. Chúng sẽ khiến các chỉ số quay đầu giảm điểm, trở lại các mức thấp của năm 2022.

    Đó là nhận định vừa được chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan đưa ra.

    Trong lưu ý gửi tới khách hàng, chuyên gia này nhận định: “Fed phát tín hiệu không có ý định cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng các tài sản rủi ro vẫn tăng giá mạnh chưa từng thấy. Chứng khoán châu Âu hiện đang ở gần mức cao nhất mọi thời đại còn chứng khoán Mỹ lấy lại được gần như toàn bộ số điểm đã mất. Nhưng chúng tôi dự đoán thị trường sẽ đảo chiều và quay trở lại các mức thấp của năm 2022 trong những tháng tới”.

    Bất chấp lãi suất tăng làm xói mòn lợi nhuận doanh nghiệp cũng như tăng trưởng của nền kinh tế và khiến một số ngân hàng sụp đổ, cổ phiếu vẫn tỏ ra khá vững vàng. Tổng cộng chỉ số S&P 500 tăng gần 7% trong quý I sau khi giảm gần 20% trong cả năm 2022. Đà tăng của các cổ phiếu công nghệ giúp chỉ số Nasdaq 100 tăng 20% kể từ đầu tháng 1 và bước vào “thị trường con bò”.

    Gần đây nhóm công nghệ càng tăng điểm mạnh hơn do nhà đầu tư tăng đặt cược những căng thẳng trên hệ thống ngân hàng sẽ buộc Fed phải ngừng siết chặt chính sách tiền tệ.

    Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Kolanovic, dòng tiền chảy vào cổ phiếu trong những tuần gần đây “không có nhiều ý nghĩa”. Động lực chính thúc đẩy dòng tiền này là các nhà đầu tư tổ chức và chỉ số VIX đang ở mức thấp.

    Hiện chỉ số CBOE Volatility Index (VIX) đo lường mức độ biến động của thị trường đã giảm xuống dưới 20 điểm – ngưỡng cho thấy nhà đầu tư tin tưởng cuộc khủng hoảng ngân hàng đã được kiểm soát tốt ít nhất là trong ngắn hạn. Kolanovic gọi đây là “bình yên trước cơn bão”.

    “Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng các NHTW phải tiếp tục tăng lãi suất thay vì cắt giảm như thị trường đang dự đoán. Gốc gác của căng thẳng – lãi suất cao hơn trong thời gian dài hạn – có thể quay trở lại bất cứ lúc nào”, ông nói.

    Tham khảo Bloomberg

    Chuyên gia hàng đầu cảnh báo: Một thị trường 2.000 tỷ USD có nguy cơ xuất hiện vết nứt sau hỗn loạn ngành ngân hàng Mỹ

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *