“Bùng nổ” thành siêu cường nhờ thương mại toàn cầu, nhiều nền kinh tế đối mặt nguy cơ “bầm dập” trong trật tự thế giới mới

TIN MỚI

    "Bùng nổ" thành siêu cường kinh tế nhờ thương mại toàn cầu, nhiều nền kinh tế đối mặt nguy cơ "bầm dập" trong trật tự thế giới mới - Ảnh 1.

    Cuộc đua của những khoản trợ cấp khổng lồ

    Những khoản ưu đãi khổng lồ dành cho sản xuất pin, thiết bị năng lượng mặt trời và các công nghệ xanh khác đang thu hút dòng vốn đổ về Mỹ. Liên minh châu Âu cũng đang nỗ lực đưa ra những gói trợ cấp năng lượng xanh của riêng mình. Nhật Bản công bố kế hoạch vay 150 tỷ USD để tài trợ cho làn sóng đầu tư vào công nghệ xanh. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm giảm sự phục thuộc của phương Tây và đồng minh vào Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu tỏng các lĩnh vực bao gồm pin và các loại nguyên liệu sản xuất pin.

    Thế nhưng, chính hiện thực ấy tạo ra những nền kinh tế bị tổn thương. Vốn bùng nổ trong nhiều thập kỷ tự do thương mại, nhiều nền kinh tế nhỏ hơn đang gặp những bất lợi trong cái gọi là trật tự thế giới mới. Các quốc gia công nghiệp hóa như Vương quốc Anh và Singapore đang thiếu tiềm lực để cạnh tranh với các nền kinh tế hàng đầu thế giới, vốn đang chi mạnh tay cho các gói hỗ trợ. Các thị trường mới nổi như Indonesia, vốn kỳ vọng vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để leo thêm các nấc trong bậc thang kinh tế, cũng đối mặt những đe dọa khi môi trường thay đổi.

    Gần đây, Đức đã dành 11 tỷ USD trợ cấp cho Intel để tập đoàn này xây dựng 2 nhà máy bán dẫn. Thủ tướng Olaf Scholz gọi đây là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Đức. Riêng số tiền mà chính phủ nước này cam kết dành cho các khoản tài trợ đã lớn hơn đáng kể so với ngân sách hàng năm của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.

    "Bùng nổ" thành siêu cường kinh tế nhờ thương mại toàn cầu, nhiều nền kinh tế đối mặt nguy cơ "bầm dập" trong trật tự thế giới mới - Ảnh 2.

    Trong một sự kiện gần đây, Phó Thủ tướng Singrapore Lawrence Wong khẳng định rằng: “Tôi phải nói rõ với các bạn điều này, chúng ta không thể trả giá cao hơn những ông lớn”.

    Trong khi đó, đối với nhiều công ty công nghệ đang được tạo điều kiện cho phát triển ở Vương quốc Anh, sự tăng trưởng của họ lại nằm ở nơi khác. Ví dụ, Nexeon, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực pin xe điện là của Anh, phát triển các công nghệ của họ trong trụ sở gần Oxford sau khi được Chính phủ Anh tài trợ. Tuy nhiên, sau khi huy động được hơn 200 triệu USD hồi năm ngoái, nhà máy sản xuất thành phẩm thương mại đầu tiên của nó sẽ nằm ở Hàn Quốc. Sau đó có thể là một nhà máy ở Bắc Mỹ.

    Scott Brown, giám đốc điều hành của Nexeon, cho biết: “Thật đáng buồn khi nhà máy của chúng tôi không phải ở Anh”. Và trong tương lai, điều này có lẽ vẫn như vậy nếu Chính phủ Anh không có những sự hỗ trợ đối với ngành công nghiệp pin.

    AMTE Power là một trong số ít các nhà sản xuất pin nội địa của Vương quốc Anh. Thế như, họ cho biết đang suy nghĩ lại về kế hoạch đặt nhà máy sản xuất trị giá 200 triệu USD ở Scotland vì những chêch lệch so với các khoản trợ cấp ở Mỹ và châu Âu. Arrival, một công ty khởi nghiệp xe điện, cũng cho biết họ muốn tập trung vào sản xuất ở Mỹ thay vì ở Anh vì được ưu đãi thuế.

    Thương mại toàn cầu thay đổi mãi mãi

    Mỹ đang chi tới 369 tỷ USD để khuyến khích và tài trợ năng lượng sạch như là một phần của Đạo luật Giảm lạm phát. Chính điều này khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới là lựa chọn hàng đầu. Nhà sản xuất ô tô BMW của Đức vừa động thổ nhà máy pin mới ở South Carolina. Công ty Hyundai và LG cũng công bố đầu tư một nhà máy pin trị giá 4,3 tỷ USD ở Georgia. Panasonic của Nhật Bản thì đầu tư nhà máy pin tại Kansas.

    Và cuộc đua các khoản hỗ trợ này đang khiến thương mại toàn cầu thay đổi mãi mãi, phá vỡ nền tảng thương mại tự do mang tới thịnh vượng cho nhiều nền kinh tế trong vài thập kỷ qua. Toàn cầu hóa đã giúp những nước từng rất nghèo như Hàn Quốc, Singapore vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới, nắm giữ công nghệ cao thậm chí dẫn đầu trong một số ngành công nghiệp.

    Trong khi đó, người tiêu dùng phương Tây có nhiều hàng tiêu dùng giá cả phải chăng và mức sống cũng cao hơn. Tiến bộ công nghệ và đột phá trong ý tưởng quản lý cũng tạo điều kiện đi lại tự do hơn giữa các quốc gia cùng sự lưu thông hàng hóa và nguồn tiền.

    "Bùng nổ" thành siêu cường kinh tế nhờ thương mại toàn cầu, nhiều nền kinh tế đối mặt nguy cơ "bầm dập" trong trật tự thế giới mới - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có cái giá của nó. Các cộng đồng từng một thời thịnh vượng ở Mỹ và Tây Âu trở nên đìu hiu khi sản xuất chuyển tới châu Á hoặc các nước đang phát triển khác. Những vấn đề về môi trường cũng mọc lên như nấm khi nền kinh tế toàn cầu tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn bao giờ hết. Một số nền kinh tế phải đối mặt với những đợt rút vốn ồ ạt, gây tác động nghiêm trọng tới ổn định tài chính.

    Các nhà kinh tế cho biết việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập toàn cầu, dù vì lý do anh ninh quốc gia, cạnh tranh địa chính trị hay quan ngại về địa chính trị đều đi kèm với những vấn đề của riêng nó. Các nền kinh tế nhỏ hơn lại chịu rủi ro lớn hơn bởi sự chấp nhận trả giá để hòa nhập sâu vào thương mại toàn cầu với kỳ vọng đổi lấy sự thịnh vượng.

    David Loevinger, cựu quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ, hiện là lãnh đạo bộ phận các thị trường mới nổi của công ty quản lý tài sản TCW Group, cho biết: “Thế giới đang trở nên hướng nội hơn và quay lưng lại với thương mại và đầu tư mở. Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đang đua nhau đưa ra các khoản hỗ trợ và người bị tổn thương là các nền kinh tế với ít nguồn lực tài chính hơn”.

    Việc phương Tây áp dụng cách chính sách nhằm khôi phục hoạt động công nghiệp có thể gây “đau đớn” cho các quốc gia từng kỳ vọng vào việc khai thác công nghệ xanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của chính mình.

    Indonesia có thể là ví dụ. Quốc gia Đông Nam Á từng tham vọng biến nguồn niken dồi dào của mình thành bàn đạp cho một ngành công nghiệp pin hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Mỹ quy định không trao ưu đãi cho loại pin chứa một lượng lớn khoáng chất từ các quốc gia không phải đối tác thương mại tự do của Mỹ. Và Indonesia nằm trong số đó.

    Ngược lại, cũng có những người chiến thắng trong cuộc đua này mà điển hình là Mỹ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ đầu tư. Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ đã nhận 22% đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm ngoái, khiến nước này trở thành nền kinh tế nhận đầu tư hàng đầu thế giới. Con số này thấp hơn một chút so với 26% của năm 2021 nhưng cao hơn đáng kể so với mức 13% của năm 2019.

    Tham khảo: WSJ

    Bloomberg: Một phần thế giới đang thoát khỏi trật tự thương mại toàn cầu mà Mỹ nhiều năm lãnh đạo

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *