Cổ phiếu VinFast tăng tốc ngoạn mục, gấp 4,5 lần chỉ sau một tuần, vốn hóa xấp xỉ 160 tỷ USD

TIN MỚI

    Mở đầu phiên giao dịch ngày 25/8 tại Mỹ, cổ phiếu VFS giao dịch ở mức giá 63,49 USD/cp, tăng gần 30% so với giá đóng cửa phiên trước đó. Tuy nhiên, đà tăng có phần chậm lại, tính đến thời điểm 8h40p, VFS giao dịch quanh mốc 58,5 USD/cp, tương ứng tăng hơn 19%. Khối lượng giao dịch nhanh chóng đạt trên 2 triệu đơn vị chỉ sau vài phút mở cửa.

    Cổ phiếu VinFast bật tăng 30% ngay đầu phiên, vốn hóa có thời điểm vượt ngưỡng 140 tỷ USD - Ảnh 1.

    Với mức giá hiện tại, vốn hóa thị trường của VinFast đã chính thức vượt xa mốc 100 tỷ USD khi đạt con số xấp xỉ 135 tỷ USD. Con số này cũng giúp hãng xe điện đến từ Việt Nam lọt vào top 3 những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa hóa lớn nhất toàn cầu, chỉ sau Tesla và Toyota. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng xây vững chắc vị trí thứ hai về vốn hóa trong các công ty xe điện trên thế giới.

    Thậm chí, tại thời điểm trong phiên khi thị giá trên 64USD/cp, giá trị vốn hoá đã lên tới 140 tỷ USD. Đây là con số rất lớn, trong hơn 23 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa từng có cái tên nào chạm đến mức mức vốn hóa trên ngay cả trong giai đoạn thăng hoa nhất.

    Cổ phiếu VinFast bật tăng 30% ngay đầu phiên, vốn hóa có thời điểm vượt ngưỡng 140 tỷ USD - Ảnh 2.

    Mức thị giá trên nếu được duy trì sẽ tiếp tục củng cố vị trí của ông Phạm Nhật Vượng trên BXH tỷ phú USD. Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes tại ngày 25/8, hiện tại ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản trị giá 41,1 tỷ USD, xếp hạng 28 trên thế giới, trở thành người giàu nhất Đông Nam Á.

    Cổ phiếu VinFast bật tăng 30% ngay đầu phiên, vốn hóa có thời điểm vượt ngưỡng 140 tỷ USD - Ảnh 3.

    Ở tầm châu lục, Chủ tịch Vingroup đứng ở vị trí người giàu thứ 5 châu Á đứng sau các tỷ phú Mukesh Ambani (96,4 tỷ USD), Chung Thiểm Thiểm (61,5 tỷ USD), Gautam Adani (56 tỷ USD) và Trương Nhất Minh (45 tỷ USD). Ông Vượng lấy lại vị trí này sau khi Forbes đổi cách tính tài sản khiến cho tài sản của ông giảm hơn 10 tỷ USD so với cách tính cũ đạt 32 tỷ USD.

    Gần đây, nữ CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy đã có cuộc trả lời trực tiếp trên sóng truyền hình CNN, tác động tích cực đến hình ảnh hãng xe điện này. Trong cuộc phỏng vấn, bà Thuỷ lần đầu có chia sẻ chi tiết về công suất sản xuất của các nhà máy, số lượng đơn hàng, cơ hội gọi vốn trong tương lai của VinFast.

    Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cấp chứng nhận quãng đường di chuyển tối thiêu đạt 330 dặm cho phiên bản Eco (khoảng 531 km) và 291 dặm với phiên bản Plus (hơn 468 km) sau mỗi lần sạc pin cho mẫu xe điện VF 9 của VinFast. Thông số này đã vượt công bố ban đầu của hãng.

    “Điều này khẳng định nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng” , bà Lê Thị Thu Thủy cho biết. VF 9 là mẫu SUV điện thuộc phân khúc E – phân khúc cao cấp nhất trong dải xe điện hoàn chỉnh của VinFast.

    Chứng khoán Apec không thể bán bất kỳ cổ phiếu API nào trên tổng số hơn 8 triệu đơn vị đã đăng ký

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *