Một quốc gia châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ lớn nhất trong gần 2 thập kỷ, bị Trung Quốc vượt qua ở lĩnh vực từng là ‘cần câu cơm’, dự kiến sẽ khó vực dậy nhanh chóng trong thời gian tới

TIN MỚI

    Kinh tế Đức gặp khó khăn

    Công ty Heller – trụ sở ở Tây Nam nước Đức, đã chế tạo trục khuỷu tại đây trong gần 130 năm. Nhưng giống như nhiều nhà sản xuất cỡ vừa, vị chủ tịch của Heller, ông Klaus Winkler đang cảm thấy lo lắng về khả năng cạnh tranh của đất nước mình.

    Một quốc gia châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ lớn nhất trong gần 2 thập kỷ, bị Trung Quốc vượt qua ở lĩnh vực từng là ‘cần câu cơm’, dự kiến sẽ khó vực dậy nhanh chóng trong thời gian tới - Ảnh 1.

    Hiện tại, các công ty như Heller phải đối mặt với nhiều rào cản, từ thuế và phụ phí thuộc hàng cao nhất châu Âu từ lâu, đến chi phí năng lượng cao cùng lực lượng lao động có số giờ làm ít nhất so với các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ông cũng nhận định, chất lượng của các nhân viên học việc đang thấp hơn nhiều so với 10 năm trước.

    Financial Times (FT) viết, Đức từ vị trí hàng đầu châu Âu nay đã trở thành một trong những nền kinh tế hoạt động không mấy khả quan nhất với ngành công nghiệp xuống dốc.

    Điều này đã làm phức tạp thêm các vấn đề như tình trạng thiếu lao động, rào cản thương mại gia tăng, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục và kỹ thuật số.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 của nước này đã giảm 2,1% so với một năm trước. Điều này khiến sản lượng của ngành giảm 12,2% kể từ đầu năm 2018. Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng nhất của Đức thậm chí còn phải chịu mức giảm lớn hơn 20%.

    Các nhà kinh tế như Clemens Fuest – chủ tịch Viện ifo, Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz thuộc Đại học München đang lo ngại rằng cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu có nguy cơ bị “ăn mòn dần” khi ngày càng nhiều công ty chuyển sản xuất và đầu tư ra nước ngoài.

    Số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (GCC) cho thấy gần 1/3 số công ty được khảo sát có xu hướng thích đầu tư ra quốc tế hơn là mở rộng trong nước.

    Gert Röder, thế hệ thứ sáu trong một gia đình sở hữu xưởng đúc nhôm 208 năm tuổi có trụ sở tại Soltau, cho biết: “Tôi không muốn nói không hay về nước Đức, nhưng có vẻ như mọi thứ ở đây đã kiệt quệ, mệt mỏi”.

    Một quốc gia châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ lớn nhất trong gần 2 thập kỷ, bị Trung Quốc vượt qua ở lĩnh vực từng là ‘cần câu cơm’, dự kiến sẽ khó vực dậy nhanh chóng trong thời gian tới - Ảnh 2.

    Lực lượng lao động của Đức có số giờ làm ít nhất

    Thêm đó, ngành sản xuất ô tô của Đức cũng đang bị ảnh hưởng từ đối thủ Trung Quốc. Năm ngoái nước này đã vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới tính theo số lượng.

    Ngoài ra, hoạt động kinh doanh với Trung Quốc – nguồn tăng trưởng quan trọng trong những thập kỷ gần đây cũng có dấu hiệu sụt giảm. Theo FT, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Đức sang thị trường Trung Quốc đã giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2022.

    Một quốc gia châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ lớn nhất trong gần 2 thập kỷ, bị Trung Quốc vượt qua ở lĩnh vực từng là ‘cần câu cơm’, dự kiến sẽ khó vực dậy nhanh chóng trong thời gian tới - Ảnh 3.

    Xuất khẩu của Đức sang thị trường Trung Quốc sụt giảm

    Cần có thay đổi thiết thực

    Nhiều người cho rằng, kinh tế Đức có thể sẽ lại trở thành “người ốm của châu Âu” trong thời gian tới và dự kiến sẽ đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng. Nhưng cũng có nhiều chuyển gia khẳng định quốc gia này đang bị đánh giá quá “cường điệu”.

    Markus Krebber, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng RWE – nhà sản xuất điện hàng đầu của Đức cho biết ông không đồng tình với phương thức “báo động” hiện tại. “Có những thách thức và chúng ta phải giải quyết chúng. Nhưng tôi không đồng ý với bức tranh tổng thể tiêu cực này”, ông nói.

    Krebber cũng là thành viên ban cố vấn của Hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất nước Đức (BDI). Ông cũng đã có nhiều cố gắng thiết thực như kêu gọi chấm dứt “hoạt động ngắn hạn”, tập trung vào trợ cấp cho một số lĩnh vực nhất định, ủng hộ nhiều cải cách để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn hơn.

    “Chúng ta cần thúc đẩy số hóa, đồng thời đưa công nhân lành nghề vào Đức và phát triển hơn nữa hệ thống giáo dục của đất nước”, ông nhấn mạnh.

    Ông Clemens Fuest, chủ tịch Viện Ifo cũng nói rằng: “Rất nhiều vấn đề của Đức có thể khắc phục được. Vì vậy hãy bắt đầu và làm điều đó ngay”.

    Tham khảo FT

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *