Cổ phiếu Thế giới di động (MWG) “hở room” ngoại gần 5%

MWG:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI

    Khối ngoại ghi nhận đà bán ròng mạnh mẽ từ đầu quý 4 tới nay, thống kê cho thấy 56.400 tỷ đồng cổ phiếu đã bị nhà đầu nước ngoài bán ra trong khi lượng mua vào chỉ hơn 51.000 tỷ, tương ứng giá trị bán ròng vượt 5.300 tỷ đồng. Trong đó, dẫn đầu danh sách cổ phiếu bị “xả” mạnh là MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động với hơn 2.300 tỷ đồng. Áp lực bán ra mạnh khiến tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại cổ phiếu đầu ngành bán lẻ này sụt giảm đáng kể.

    Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại cổ phiếu MWG hầu như đều hạ xuống mức thấp hơn sau mỗi phiên giao dịch trong vòng 3 tháng vừa qua. Tại thời điểm cuối phiên 28/11, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MWG ghi nhận ở sát mức 44,4%, tương ứng hở “room” gần 5% và lượng cổ phiếu NĐTNN có thể mua thêm lên tới gần 67 triệu đơn vị. Đây là mức “hở room” ngoại lớn nhất của MWG trong nhiều năm qua.

    Untitled.png

    Đóng góp vào lực bán trên là một số nhóm quỹ lớn. Tiêu biểu nhất cần kể tới Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) từng nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên kể từ giữa tháng 4, quỹ ngoại này đã liên tục bán bớt cổ phiếu và giảm sở hữu tại MWG. Tại ngày 14/11, quỹ này chỉ còn 50,5 triệu cổ phiếu MWG, tưng ứng bán ròng tổng cộng hơn 52 triệu cổ phiếu MWG sau khoảng hơn 7 tháng.

    Cũng trong hồi đầu tháng 11, nhóm quỹ Dragon Capital đã báo cáo bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu MWG, giảm sở hữu xuống 6,9% vốn (101 triệu cổ phiếu).

    Nói về động thái bán ròng miệt mài của khối ngoại, trong cuộc họp với nhà đầu từ, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG cho rằng điều này có thể xuất phát từ những nghi ngại về kết quả kinh doanh của MWG, nỗi lo về câu chuyện Bách Hóa Xanh hòa vốn trong năm 2023 không như kỳ vọng hoặc sự phục hồi của chuỗi Thế Giới Di Động. Ông Tài cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua thời điểm như vậy, thách thức lòng tin của nhà đầu tư.

    “Ai có niềm tin sẽ bình tâm, tin tưởng vào hoạt động tái cơ cấu của công ty và coi đây là cơ hội để mua vào. Còn ai không đủ niềm tin với doanh nghiệp thì có thể bán ra”, ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.

    Thực tế, mặc dù phát đi tín hiệu khả quan với doanh thu lần đầu tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước trong tháng 10 vừa qua, tuy nhiên kết quả kinh doanh của MWG vẫn chưa thực sự sáng cửa. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của Thế Giới Di Động giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến gần 97%, xuống còn 78 tỷ đồng và mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 2% mục tiêu cả năm 2023 đề ra, đứng trước nguy cơ năm thứ 2 liên tiếp không kịp về đích.

    Đng trước kh năng b loi khi r Diamond

    Thêm một thông tin không mấy khả quan với MWG, theo báo cáo cập nhật mới nhất của SSI Research, MWG vẫn có nguy cơ bị loại khỏi chỉ số VNDiamond với P/E dự phóng 2023 là 147x có thể vượt gấp 3 lần P/E của nhóm đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể gây ra áp lực bán lớn từ các quỹ ETF tham chiếu theo rổ chỉ số này.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 3 quỹ ETF tham chiếu theo rổ VNDiamond là DCVFM VNDiamond ETF (NAV 17.800 tỷ), MAFM VNDiamond ETF (NAV 290 tỷ)và BVF VNDiamond ETF (NAV 54 tỷ). Trong đó, quỹ có quy mô lớn nhất là DCVFM VNDiamond ETF ước tính đang nắm giữ khoảng 60 triệu cổ phiếu MWG. Theo SSI Research, bất kỳ tin tức nào liên quan đến những thay đổi về quy định trong thời gian tới đều sẽ làm cho giá cổ phiếu biến động.

    Trên thị trường, cổ phiếu MWG đang quanh ngưỡng 38.000 đồng/cp, mặc dù hồi phục khoảng 8% so với đáy gần 3 năm nhưng vẫn còn mất 34% so với đỉnh ngắn hạn hồi giữa tháng 9.

    Untitled.png

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *