Người chơi chứng khoán cần biết chiêu lừa này tránh “bay màu” tài khoản

TIN MỚI

    Ngày 25-1, Công an TP HCM đã tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm của bà D.T.L (ngụ TP Thủ Đức) tố cáo bị người lạ hướng dẫn cài phần mềm để cập nhật căn cước công dân.

    Chiều 4-12-2023, bà N.T.H. (bạn bà L.) nhận được cuộc gọi thông báo việc làm căn cước công dân bị lỗi nên phải cập nhật lại trên hệ thống Dịch vụ Công Quốc gia.

    Người gọi điện xưng là công an, yêu cầu bà H. kết bạn Zalo, sau đó hướng dẫn bà H. cài phần mềm cổng Dịch vụ công Quốc gia. Vì bà H. dùng điện thoại iPhone 14 nên đối tượng yêu cầu bà H. phải chuyển sang điện thoại có hệ điều hành Androi.

    Người chơi chứng khoán cần biết chiêu lừa này tránh "bay màu" tài khoản- Ảnh 1.

    Tài khoản chứng khoán của nạn nhân bị xâm nhập sau khi cài phần mềm lạ

    Do là bạn bè, bà H. biết bà L. dùng điện thoại Samsung có hệ điều hành Androi nên gọi điện mượn điện thoại bà L. để cài phần mềm.

    Không đắn đo, bà L. cho bà H. mượn điện thoại để cài phần mềm theo hướng dẫn. Qua cuộc gọi, bà L. được đối tượng hướng dẫn, vừa nghe điện thoại vừa cài đặt.

    Sau khi thao tác xong, bà L. được người tự xưng là công an nói chờ phần mềm cập nhật đến 30% thì họ gọi lại để hướng dẫn tiếp. Đến khi phần mềm chạy được 50%, bà H. gọi lại và được cấp 1 mã số hệ thống 00102820006.

    Đồng thời, đối tượng yêu cầu đóng phí 12.000 đồng qua ngân hàng. Thấy việc cập nhật phải mất phí có vẻ không bình thường, bà L. nói bà H. không chuyển khoản.

    Bà L thấy điện thoại cập nhật được 99% và máy nóng ran, phần mềm bị treo nên đã cố gắng tắt điện thoại để khởi động lại; nhưng đến khoảng 15 phút sau, bà mới tắt được điện thoại.

    Hôm sau, trước lúc đi làm, bà L. cầm điện thoại thì nghe điện thoại có tiếng kêu lạ, nghĩ do phần mềm vừa tải bị lỗi nên bà L. gỡ phần mềm và khởi động lại điện thoại để sử dụng.

    Sáng 5-12-2023, bà L. mở ứng dụng của một công ty chứng khoán thì không mở được dù đã nhập mật khẩu và OTP như hàng ngày. Đồng thời, tài khoản của bà L. liên tục báo lỗi bị sai tên tài khoản và mã OTP.

    Bà L. gọi điện đến công ty chứng khoán để được hỗ trợ nhưng khi vào tài khoản thì bà L. phát hiện tài khoản của mình đã “bay màu”. Phát hiện tài khoản còn vài triệu và 1 mã chứng khoán nên bà L. báo lên công ty.

    Tuy nhiên, qua rà soát, công ty chứng khoán cho biết tài khoản của bà L. đã bán nhiều mã chứng khoán trị giá 700 triệu đồng và tiền đã bị rút. Biết bị sập bẫy chiêu lừa tinh vi, bà L. đã trình báo công an.

    Một cá nhân bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì giao dịch “chui” cổ phiếu ITA

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *