Bộ Xây dựng họp gỡ khó khăn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

giá nguyên vật liệu tăng 30 - 40%, thậm chí nhiều vật liệu còn tăng trên 50% đang làm khó cho nhiều nhà thâu trong việc đảm bảo tiến độ các Dự án.
Giá nguyên vật liệu tăng 30 – 40% đang làm khó cho nhiều nhà thâu trong việc đảm bảo tiến độ các dự án.

Chiều 28/3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị trao đổi khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước và các giải pháp tháo gỡ, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, UBND các tỉnh và các Ban quản lý dự án.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, hội nghị nhằm thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ mới được ban hành vừa qua về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình trong năm 2022-2023 và về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Thời gian qua, giá nguyên vật liệu tăng 30 – 40%, thậm chí nhiều loại vật liệu còn tăng trên 50%. Giá vật liệu tăng khiến nhiều nhà thầu rơi vào tình trạng thi công các công trình không hiệu quả, làm cầm chừng.

Ông Đàm Đức Biên, Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay, trong bối cảnh giá nhiệu liệu, vật liệu xây dựng chủ yếu biến động theo hướng tăng, khó dự báo nhưng vẫn còn 1 số nơi phương pháp xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng vẫn theo quý nên công bố chậm, chưa kịp thời; không bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát thực tế. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số chủng loại vật liệu xây dựng, hoặc định mức đã ban hành nhưng chưa phù hợp

Bộ Xây dựng khẳng định, các ý kiến đóng góp tại hội thảo được tiếp thu, tập hợp và làm cơ sở để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp để tháo gỡ.

Điều này dẫn đến việc thiếu dữ liệu để tính toán, dự trù chi phí các dự án đầu tư tư xây dựng và điều chỉnh giá trong thanh toán, quyết toán hợp đồng các gói thầu đang triển khai thực hiện.

Ngoài ra, việc chi phí vật liệu tăng nhanh trong thời gian qua đã làm tăng tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, ảnh hưởng đến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua giai đoạn 2021-2025. Với nguồn lực hạn chế, chi phí đầu tư xây dựng tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách, điều chỉnh nguồn vốn cũng như kế hoạch đầu tư cho từng dự án.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) cho hay, ngành nông nghiệp có nhiều nhóm công trình đặc thù và cũng có nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Biến động giá và trượt giá đang là vấn đề rất lớn đối với việc triển khai các dự án nông nghiệp nông thôn. Ông Hải cho biết, trước năm 2020, những công trình lớn cơ bản đã xong đến 87-90% nên không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng các dự án ODA có thời gian triển khai kéo dài thì mức độ ảnh hưởng rất lớn.

“Tất cả vật liệu đầu vào đều tăng, tổng mức đầu tư của dự án chắc chắn sẽ tăng nên phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, và để điều chỉnh thì lại là bài toán “con gà, quả trứng”, phải xác đinh được nguồn vốn mới điều chỉnh được. Ông Hải cho biết, nếu không tháo gỡ nhanh thì khó mà triển khai được dự án”.

Giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long, ông Dương Viết Roãn nêu: “Biến động giá và điều chỉnh giá đang là vấn đề rất nóng. Việc giá vật liệu tăng đột biến thì đã biết rồi. Lấy ví dụ, 2 dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45 và Phan Thiết- Dầu Dây để đưa ra con số, theo công bố giá và chỉ số giá của các địa phương năm 2021 thì 2 dự án này điều chỉnh theo hợp đồng tăng từ 5 – 7% nhưng tính theo giá trị trượt giá thực tế thì phải tăng 17-18%. Tiến độ thi công của các dự án cao tốc đang được đẩy nhanh và ngốn một lượng vốn cực kỳ lớn, nếu không có giải pháp kịp thời thì các nhà thầu sẽ hụt vốn, từ đó khó mà đẩy nhanh được tiến độ.

Theo quy định thì trách nhiệm thuộc về địa phương nhưng đa số các địa phương công bố chỉ số giá 1 quý/lần, như vậy sẽ không kịp, cá biệt có địa phương 1 năm mới công bố 1 lần. Ông Roãn cho rằng, nếu tiếp tục giao cho địa phương thì địa phương nên cố gắng công bố hàng tháng và chỉ số này phải sát với thị trường, cần tham khảo các dự án cao tốc khác đang làm để sát với diễn biến thực tiễn. Hai là giao cho chủ đầu tư thuê tư vấn để xác định chỉ số giá riêng cho dự án cao tốc Bắc – Nam. Như vậy mới cơ bản đáp ứng được trượt giá theo tình hình hiện tại.

Tại hội nghị, ông Trần Dương Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc Phòng) cho rằng, những khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần được tháo gỡ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nghị định này tác động lớn đến hoạt động thi công xây dựng.

Cụ thể là việc điều chỉnh lại 1 số mặt hàng liên quan đến nhiên, nguyên vật liệu xây dựng. Do đó, các doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước cũng cần được hướng dẫn để vận dụng, áp dụng trong việc xác định dự toán chi phí xây dựng công trình.

Một nội dung nữa đang bất cập là giá vật liệu xây dựng tăng cao bất thường thời gian dài gây khó khăn cho nhà thầu thi công các gói thầu theo hình thức trọn gói. Những khó khăn ngày, đề nghị Bộ Xây dựng tập hợp, báo cáo lên Chính phủ để có hướng dẫn giải quyết, ông Phúc đề xuất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*