Hệ số P/S – Ý nghĩa và sử dụng

KHÁI NIỆM

P/S là chỉ số định giá đo lường mức giá trị trường trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp

CÔNG THỨC:

 P/S = Vốn hoá thị trường/Doanh thu thuần

Trong đó:

P = Giá cổ phiếu X Lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân (số liệu tham khảo ở cafef, cổng thông tin các công ty chứng khoán).

S : Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trử doanh thu ( số liệu lấy trong báo cáo kểt quả kinh doanh của doanh nghiệp)

Ý NGHĨA P/S:

Cho ta biết doanh nghiệp tạo ra một đồng doanh thu được thị trường trả bao nhiều lần. Ví dụ : P/S = 1,5 lần ( có nghĩa là thị trường đang trả 1,5 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra).

VÍ DỤ THỰC TẾ VỂ CỔ PHIẾU HÀNG KHÔNG VIETJET:

Để tính toán được P/S  của hàng không Vietjet ta cần hai dữ liệu chính:

  1. Vốn hoá thị trường (tham khảo cafef, báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp)
  2. Doanh thu thuần (số liệu nên lấy ở Báo cáo kiểm toán có độ chính xác cao, hoặc để nhanh có thể tham khảo ở cafef)

Cụ thể:  Vốn hoá thị trường Vietjet = 59,874.75 tỷ đồng = 59.874.750.000.000 đồng

* Doanh thu thuần năm 2019 = 52.059.786.567.110 đồng

Từ dữ liệu trên ta có P/S (Vietjet) = 59.874.750.000.000/52.059.786.567.110 = 1,15 lần

Có nghĩa thị trường đang trả 1,15 đồng cho 1 đồng doanh thu mà Vietjet tạo ra.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ P/S:

  1. Chỉ số P/S định giá được cả những doanh nghiệp thua lỗ, đây là điểm ưu việt so với các phương pháp định giá khác.
  2. Chỉ số P/S thấp hơn so với chính chỉ số của nó trong quá khứ và thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành với nó có thể là lựa chọn tốt đối với nhà đầu tư.
  3. Nên sử dụng chỉ số P/S kết hợp với các phương pháp định giá khác cũng như kết hợp với các chỉ số tài chính khác để cho kết quả chính xác hơn. Đối với phương pháp định giá P/S đặc biệt nên kết hợp với chỉ số tài chính biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*