Máy bay ‘Made in China’ chuẩn bị được giao tới tay khách hàng: Các hãng hàng không đã đặt 815 chiếc, phá vỡ thế độc quyền của Boeing, Airbus

Yahoo đưa tin, chiếc máy bay C919 của hãng Comac sản xuất tại Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trước khi chính thức giao đến tay khách hàng đầu tiên tại Thượng Hải. Đây là bước ngoặt đánh dấu việc nhà sản xuất này đang tiến gần hơn với việc cung cấp một sản phẩm thay thế cho dòng 737 của Boeing và A320 của Airbus trong thị trường hàng không toàn cầu.

Commercial Aircraft Corp của Trung Quốc (Comac) đã hoàn thiện chuyến bay thử nghiệm kéo dài 3 giờ tại sân bay quốc tế Pudong ở Thượng Hải vào cuối tuần vừa qua theo thuyền thông trong nước.

“Điều này đánh dấu một chuyến bay thử nghiệm thành công của máy bay C919 đầu tiên ngày trước thềm chúng được bàn giao cho những khách hàng đầu tiên”, Comac nói. “Chuyến bay thử nghiệm đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ đặt ra, mọi thứ diễn ra tốt đẹp và trong điều kiện tốt”.

Thành công của chuyến bay thử nghiệm là một động lực lớn dành cho Comac. Hãng hiện đã nhận được 28 đơn hàng từ khách hàng cho 815 chiếc C919.

Máy bay ‘Made in China’ chuẩn bị được giao tới tay khách hàng: Các hãng hàng không đã đặt 815 chiếc, phá vỡ thế độc quyền của Boeing, Airbus - Ảnh 1.

Khoảng 3.000 nhân viên Comac đã làm việc dưới điều kiện rất nghiêm ngặt – họ phải chịu xét nghiệm Covid-19 hàng ngày và ngủ ngay tại công ty để đảm bảo không tiếp xúc với người bên ngoài. Tất cả những điều đó để máy bay có thể sẵn sàng bay.

Hãng hàng không quê nhà China Eastern đã sẵn sàng nhận đơn hàng 5 chiếc C919 mua ở mức giá 99 triệu USD mỗi chiếc trong một thỏa thuận vào năm 2021. Hãng hàng không lớn thứ 3 của Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng những chiếc máy bay mới cho hành trình nội địa từ Pudong tới Bắc kinh, Hàng Châu, Thâm Quyến và Thành Đô.

Trung Quốc hiện là một trong những thị trường hàng không đang phát triển nhanh bậc nhất thế giới và C919 là tham vọng của cả đất nước tỷ dân nhằm sản xuất được ra chiếc máy bay thương mại đầu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước tăng nhanh.

Thành công của dự án này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Trung Quốc khi họ có thể phá vỡ thế độc quyền của những công ty hiện tại gồm Boeing và Airbus. Điều này cũng tạo ra tiềm năng đưa Comac vào ngành công nghiệp hàng không trị giá nhiều tỷ USD.

C919 đã được nhấn mạnh bởi Chủ tịch Tập Cận bình vào năm 2017 nhằm phục vụ như một động lực “hình mẫu phát triển mới” của Trung Quốc cùng với những thành tựu đặc biệt khác.

Comac bắt đầu phát triển C919 vào năm 2008 nhưng đã lỡ hẹn giao chiếc máy bay đầu tiên vào cuối năm 2021.

Trong khi C9191 đánh dấu nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào Boeing và Airbus, dòng máy bay này vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài như GE và Honeywell để nhập rất nhiều linh kiện quan trọng.

Những khó khăn của Comac

Sự xuất hiện của Comac diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc đang gia tăng. Các giám đốc điều hành phương Tây hiện đang lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn.

6 tháng sau khi các cơ quan quản lý phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm đối với Being 737 Max, Bắc Kinh hiện vẫn chưa có động thái tương tự. Dave Calhoun – CEO của Boeing, cho biết: “Nếu tình hình này còn kéo dài, tôi buộc phải trả giá. Đó là bởi Trung Quốc đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành này trên thế giới.”

Trong khi đó, theo một giám đốc ngành hàng không của Trung Quốc, Airbus hiện tại có lẽ “dễ thở” hơn, còn Boeing buộc phải chờ đợi diễn biến của mối quan hệ thương mại giữa 2 nước.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại có thể trở thành một vấn đề phức tạp đối với các nhà cung cấp phương tây của Comac. Họ là những công ty cung cấp hầu hết các thành phần quan trọng của C919. Ngoià ra, các công ty liên quan đến Comac còn nằm trong số hàng chục tập đoàn công nghệ của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Hơn nữa, trước khi chính thức cất cánh, C919 cũng phải đối mặt với một số thách thức. Ngay cả khi đã được cơ quan quản lý Trung Quốc cấp giấy chứng nhận, thì vẫn còn những câu hỏi về việc liệu Comac có khả năng hỗ trợ máy bay khi đang hoạt động hay không.

Rob Morris – trưởng bộ phận tư vấn của Ascend by Cirium, cho biết: “Thành công trong lĩnh vực máy bay thương mại không chỉ nhờ vào thiết kế, sản xuất, chứng nhận hay giao một chiếc máy bay, mà còn là khả năng hỗ trợ 24/7/365 đối với hoạt động trong toàn bộ vòng đời của nó.”Trong khi đó, Robert Thomson đến từ công ty tư vấn quản lý Roland Berger cho biết việc tăng sản lượng đối với C919 có thể sẽ rất khó khăn.

Ông nói: “Airbus đã mất hơn 10 năm để đạt sản lượng 30 máy bay phản lực mỗi tháng đối với A320. Ngoài ra, họ còn cần mẫu thiết kế ổn định và năng lực của chuỗi cung ứng cho các bộ phận khác nhau.”Ngoài ra, để cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu, C919 cần sự thấp thuận của FAA và EASA. Chia sẻ với FT, EASA cho biết thời gian cần thiết để xác nhận có thể sẽ là ít nhất từ 5-7 năm.

Nguồn: Yahoo, Bloomberg

‘Bữa tiệc tàn’ của giới startup công nghệ: Hết thời kỳ tiền rẻ, gọi vốn dễ, hàng loạt công ty sa thải ồ ạt, thậm chí phá sản

https://babfx.com/may-bay-made-in-china-chuan-bi-duoc-giao-toi-tay-khach-hang-cac-hang-hang-khong-da-dat-815-chiec-pha-vo-the-doc-quyen-cua-boeing-airbus-20220519113649964.chn

Phương Linh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*