TP.HCM: Đề nghị lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo Luật Đấu thầu

Rõ nhất, hiện tại vẫn chưa có sự tập trung đầu mối thống nhất quản lý về các lĩnh vực như: quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động…

Mặc dù 2 Nghị định của Chính phủ có nêu Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận hồ sơ, tuy nhiên theo các quy định cao hơn (Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai,…) thì các cơ quan chuyên ngành khác sẽ thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, đầu tư…

Do đó, Sở Công thương chỉ là khâu trung gian tiếp nhận hồ sơ của các chủ đầu tư, sau đó chuyển cho các cơ quan chuyên môn để xử lý. Như vậy sẽ làm phát sinh khâu trung gian và kéo dài thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trong cụm công nghiệp.

Chồng chéo quy định lựa chọn nhà đầu tư

TP.HCM khẳng định, có sự chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể đối với quy định lựa chọn nhà đầu tư.

Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2022, TP.HCM có 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.677,5 ha và 2 cụm công nghiệp đã chuyển đổi thành khu công nghiệp với tổng diện tích 222,5 ha (cụm An Hạ 123,5 ha do Công ty Cổ phần – Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng – Thương mại – Sản xuất Nhựt Thành làm chủ đầu tư, cụm Cơ khí ô tô Hòa Phú 99 ha do Công ty cổ phẩn Hòa Phú làm chủ đầu tư)

Cụ thể, tại 2 nghị định của Chính phủ quy định việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông qua thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư theo thang điểm 100 (không phải đấu thầu).

Trong khi đó, theo khoản 3 điều 1 của Luật Đấu thầu năm 2013: “Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất” nghĩa là các dự án khác có sử dụng đất cũng phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra, tại khoản 4 điều 1, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP quy định: phương án phát triển cụm công nghiệp thay thế quy hoạch cụm công nghiệp và tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh. Như vậy quy hoạch chung của tỉnh sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn mà không phải là phương án phát triển cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, diện tích cụm công nghiệp được quy định không quá 50 ha (giai đoạn 1) và mở rộng giai đoạn 2 không quá 75 ha là tương đối nhỏ nên chi phí và giá thành đầu tư vào cụm công nghiệp cao, tính cạnh tranh thấp.

Trong khi nhu cầu quỹ đất công nghiệp còn nhiều, nhưng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp rất lớn và không có sức cạnh tranh so với đầu tư khu công nghiệp, đồng thời cơ chế hỗ trợ từ ngân sách còn hạn chế. Do đó, ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*