Thứ gì đang càn quét thế giới, khiến cuộc sống hàng triệu người đảo lộn chỉ trong sớm chiều?

Mặc dù thế giới thời gian qua không ngừng ghi nhận kỷ lục nhiệt độ cao, những đợt lạnh tàn khốc vẫn có thể ập đến bất chợt mang theo băng giá và tuyết.

Một số nhà khoa học nói rằng biến đổi khí hậu không chỉ khiến Bắc Cực tăng nhiệt độ, mà còn khiến không khí lạnh ở cực tràn sâu hơn xuống phía Nam.

Không cần tìm đâu xa, vùng Đông Bắc Mỹ cuối tuần qua chính là minh chứng cho hiện tượng nhiệt độ ấm trong thời gian dài bị gián đoạn bởi đợt lạnh khủng khiếp.

Tháng trước, người dân khu vực này vẫn còn kháo nhau rằng năm nay mùa đông không ghé qua. Tháng 1/2023 được xếp hạng là một trong những tháng ấm nhất tại các thành phố ở Đông Bắc nước Mỹ. Đây cũng là tháng mà New York có nhiệt độ cao trên mức trung bình và kết thúc tháng mà không có tuyết rơi dày.

Nhưng thời tiết đã quay ngoắt 180 độ sang một trạng thái khác hoàn toàn vào cuối tuần vừa qua, khi nhiệt độ ấm kỷ lục hạ xuống thành lạnh kỷ lục.

Thứ gì đang càn quét thế giới, khiến cuộc sống hàng triệu người đảo lộn chỉ trong sớm chiều? - Ảnh 1.

Ảnh: AP

Chuyện gì đang xảy ra?

Trong khi mùa đông năm nay nhìn chung ấm hơn mọi năm, thì tháng 1 này lại mang một đợt lạnh khắc nghiệt đến các khu vực châu Á.

Nhiệt độ miền bắc Trung Quốc giảm mạnh xuống -53 độ C, mức thấp nhất mà quốc gia này từng ghi nhận.

Thời tiết lạnh giá và tuyết rơi dày kỷ lục ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 4 người. Trong khi đó, người phát ngôn Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết “không khí lạnh từ Bắc Cực đã đến thẳng Hàn Quốc”, sau khi quét qua Nga và Trung Quốc.

Hơn 150 người ở Afghanistan đã thiệt mạng khi nhiệt độ xuống -28 độ C, một trong những mùa đông tàn bạo nhất đối với quốc gia này.

Và thành phố lạnh nhất thế giới, Yakutsk ở phía đông Siberia, có nhiệt độ lên tới -62,7 độ C, mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ.

Thời tiết khắc nghiệt ấy đã lan đến Mỹ khi không khí lạnh của Bắc Cực tiếp tục tràn về phía nam, quét qua nhiều khu vực của nước này.

Thứ gì đang càn quét thế giới, khiến cuộc sống hàng triệu người đảo lộn chỉ trong sớm chiều? - Ảnh 2.

Nguồn: Climate Reanalyzer

Nguyên nhân do đâu?

Thủ phạm đằng sau đợt lạnh cắt da cắt thịt ở vùng Đông Bắc chính là xoáy cực. Có thể hiểu, xoáy cực là một vùng áp suất lớn hình thành gần cực của Trái đất. Thông thường, xoáy cực này phổ biến ở cực bắc.

Vùng áp suất này chứa không khí lạnh cường độ cao khiến nhiệt độ giảm đột ngột. Nó được gọi là xoáy vì luồng gió liên tục xoay như kim đồng hồ và giữ cho không khí lạnh ở gần các cực hơn.

Nhưng đôi khi trong mùa đông, xoáy này khiến không khí lạnh đi xa hơn về phía nam. Giám đốc Mark Howden của Viện Khí hậu, Năng lượng và Giải pháp Thảm họa tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết rằng một sự kiện ngắn và khá dữ dội đang diễn ra đối với vùng Đông Bắc Mỹ và Canada. Hiện tượng này phần lớn là do xoáy cực tràn về phía nam, mang theo không khí lạnh Bắc Cực.

Hiện tượng này cũng tương tự với những gì đã xảy ra ở châu Á. Tháng trước, một đợt xoáy ở Trung Á từ từ di chuyển về phía đông, gây ra đợt lạnh cực độ trong nhiều tuần. Hiện tượng này làm gián đoạn hoạt động đi lại và chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán ở Đông Á. Hiện tình trạng lạnh giá đã giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Cuộc sống của người dân trong cái lạnh khắc nghiệt chưa từng thấy

Nhiều chuyên gia không ngừng cảnh báo mọi người hạn chế ra ngoài và mặc đủ ấm. Khi nhiệt độ giảm và gió thổi mạnh, những vùng da hở sẽ nhanh chóng bị mất nhiệt và tê cóng.

Khi nhiệt độ giảm kỷ lục, những người vô gia cư tại các thành phố là những người dễ bị tổn thương nhất. Các thành phố đang tận dụng những không gian công cộng trong nhà để cung cấp cho họ nơi tránh rét.

Tại một số khu vực xa xôi ở phía Bắc, một số người dân thậm chí còn cảm thấy mặt đất rung chuyển. Văn phòng Dịch vụ Thời tiết Quốc gia ở Caribou giải thích rằng động đất băng giá xảy ra bởi những vết nứt đột ngột trên đất đóng băng. Còn tại khu vực Austin, Texas, hàng chục nghìn gia đình sống trong cảnh mất điện diện rộng vì cơn bão băng giá càn quét.

Thứ gì đang càn quét thế giới, khiến cuộc sống hàng triệu người đảo lộn chỉ trong sớm chiều? - Ảnh 3.

Ảnh: The New York Times

Mặc khác, ở Biddeford, Maine, cách Boston khoảng 150 km về phía bắc, Katie Pinard, chủ một cửa hàng cà phê và sách, cho biết công việc kinh doanh rất thuận lợi khi trời trở lạnh. Khách hàng đến để tìm mua những món đồ uống ấm nóng. Nhiều người còn lựa chọn ngồi làm việc tại quán.

Cái lạnh cũng không thể ngăn cản người Mỹ tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như trượt băng hoặc khúc côn cầu. Thời tiết lạnh giá của vùng Đông Bắc nước Mỹ cũng không cản được du khách tận hưởng những hoạt động ngoài trời.

Tổng hợp

Mỹ: Nhiệt độ xuống -78 độ C, cây cối đổ sập vì nhựa bị đóng băng, đất nứt toác vì quá lạnh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*