Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên ngày 20/3 đích thân ký văn bản 1553/BCT-ĐTĐL gửi tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên quan đến việc thoả thuận giá điện của các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Theo văn bản này, ngày 9/1/2023, Bộ Công thương đã có văn bản 107/BCT-ĐTĐL đề nghị EVN và các chủ đầu tư nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp khẩn trương phối hợp thoả thuận, thống nhất giá phát điện, đảm bảo không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công thương ban hành.
Tiếp đó ngày 2/3/2023, Bộ Công thương lại có văn bản số 1094/BCT-ĐTĐL hướng dẫn EVN căn cứ theo quy định tại Luật Điện lực, các nội dung phù hợp thực tế của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để thoả thuận, thống nhất giá phát điện.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn nêu trên, Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp thoả thuận, thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023 để sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh lãng phí tái nguyên.
Điều đáng nói là cũng tính tới hết ngày 22/3/2023 vẫn chỉ có duy nhất 1 dự án trong tổng số 85 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp gửi hồ sơ ngành điện để phục vụ cho việc đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện (PPA).
Tuy nhiên, ngay cả hồ sơ duy nhất này cũng chưa đầy đủ theo yêu cầu được đưa ra dựa trên các quy định hiện hành về đàm phán PPA theo do Bộ Công thương ban hành.
Các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai đầu tư nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 01/1/2021 và các nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 01/11/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá mua điện quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và khoản 7 Điều 1 Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg .
Các nhà máy hoặc phần nhà máy này phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt.
Trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng cơ quan có thẩm quyền có thể rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Theo Mục b, khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Trước đó, tại cuộc họp với các nhà đầu tư có dự án chuyển tiếp chiều ngày 20/3, lãnh đạo EPTC cũng cho biết, đã thành lập 3 tổ công tác phục vụ việc đàm phán PPA với các nhà đầu tư. Thứ tự đàm phán với các nhà đầu tư sẽ là dự án nào đầy đủ hồ sơ về mặt pháp lý theo yêu cầu và có thời gian nộp qua cổng đàm phán trực tuyến tại địa chỉ hhttps://ppa.evn.com.vn/ trước sẽ được tiến hành đàm phán trước.
Chia sẻ với các khó khăn vất vả của các nhà đầu tư đã bỏ nguồn lực, công suất để đầu tư điện gió, mặt trời nhưng không kịp về địch giá FIT, đồng thời để hỗ trợ một phần trong qúa trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý đàm phán PPA, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cũng đã chỉ đạo các đơn vị của EVN một số công việc cụ thể như tính toán khả năng giải toả công suất, gia hạn các thoả thuận đấu nối trước đây giữa nhà đầu tư với các đơn vị của EVN mà nay đã hết hạn…
“Khung giá đã được Bộ Công thương ban hành, EVN cũng đề ra phương pháp đàm phán và mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, làm căn cứ để EVN và Chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán. VỀ phía các chủ đầu tư, nên nhanh chóng nộp hồ sơ cho EPTC. Các vấn đề vượt thẩm quyền thì EVN sẽ tiếp tục báo cáo Cục Điều tiết và Bộ Công thương để cùng tháo gỡ”, ông Nhân nói.
Nhận xét về việc mới chỉ có 1 dự án nộp hồ sơ, các chuyên gia am hiểu đàm phán PPA cũng cho rằng, việc hoàn thành hồ sơ pháp lý của các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp nếu chưa hoàn tất thì tại thời điểm này cũng đòi hỏi chủ đầu tư phải tốn thời gian và công sức so với trước đây.
Dĩ nhiên, không có đủ hồ sơ hợp lệ thì không thể đàm phán PPA cũng như giá điện được bởi bên mua điện – EVN là doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành để không gây thất thoát tiền của Nhà nước.
– Hướng dẫn và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đàm phán/thoả thuận về giá điện giữa các bên theo quy định đã được Bộ Công thương ban hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này trước ngày 31/3/2023.
– Rà soát các quy định hiện hành về hoạt động điện lực và pháp luật có liên quan để xem xét, hướng dẫn về việc huy động tạm thời phát điện các dự án chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vận hành trong thời gian các bên mua bán điện đàm phán/thoả thuận giá phát điện theo các quy định của Bộ Công thương.
Để lại một phản hồi