Bloomberg: Mọi nỗ lực cản phá ‘vàng lỏng’ Nga đang thất bại, Moscow sắp tung quân bài cực mạnh giữ vị thế

TIN MỚI

    Nỗ lực bất thành

    Hãng thông tấn Bloomberg (trụ sở chính tại New York, Mỹ) đăng bài viết có tiêu đề “Đây là lý do dòng chảy LNG của Nga sẽ không dừng lại”.

    Theo đó, bất chấp nỗ lực của các nhà nhập khẩu nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Moscow, sự xuất hiện của các kênh vận chuyển mới và tình trạng thiếu hụt biện pháp trừng phạt vẫn sẽ đảm bảo các chuyến hàng từ Nga được tiếp tục.

    Gần đây, việc Argentina tìm cách hủy một lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga đã cho thấy sự vô ích trong nỗ lực “đóng cửa” với Moscow.

    Quốc gia Nam Mỹ này đã từ chối lô hàng vào tuần trước, nhưng Gunvor Group Ltd – công ty thương mại thực hiện việc giao hàng, đang tranh luận rằng lô hàng này hợp pháp và minh bạch. Theo Bloomberg, vụ việc đã cho thấy cách mà dòng chảy LNG của Nga đang hoạt động trong “khu vực màu xám”.

    Trọng tâm vấn đề ở đây là: Hiện tại không có biện pháp trừng phạt nào nhằm vào LNG của Nga như đối với dầu mỏ. Vì vậy, bất chấp nỗ lực của các nhà nhập khẩu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, họ vẫn không có toàn quyền kiểm soát thị trường, nhất là khi có hợp đồng ràng buộc.

    Nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Yamal của Novatek ở Nga. Ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg

    Trong thời gian tới, Nga sẽ tung ra thị trường lượng LNG lớn hơn nữa, bởi cơ sở LNG 2 của Novatek PJSC (nhà xuất khẩu LNG tư nhân của Nga) sẽ được khởi công vào cuối năm nay.

    Nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng này dự kiến sẽ được vận chuyển tới nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Pháp. Điều đó cũng sẽ giúp củng cố vị thế của Nga là nước xuất khẩu LNG lớn thứ 4 thế giới.

    Dòng chảy LNG của Nga vẫn tiếp tục

    Hầu hết chính phủ các nước không quá khắt khe với LNG của Nga do lo ngại nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt dẫn tới thiếu hụt. Một số quốc gia muốn cắt giảm hoàn toàn LNG từ Nga cũng không thể làm được điều đó, bởi họ có rất ít lựa chọn khác và kèm theo đó là nguy cơ gia tăng chi phí.

    Bên cạnh đó, hiện không có cơ chế “cứng” nào ngăn cản các nhà kinh doanh LNG (với nguồn cung đến từ nhiều nguồn khác nhau) vận chuyển lô hàng của Nga cho khách. Nhiều hợp đồng mua bán dài hạn LNG không có điều khoản quy định khí đốt chỉ được có nguồn gốc từ một số quốc gia nhất định.

    Theo Bloomberg, hầu hết chính phủ các nước không cấm vận LNG của Nga do lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Ảnh: AA

    Theo Bloomberg, có một điều chắc chắn là dòng chảy LNG của Nga tới châu Á đã chậm lại khi sản lượng tháng trước của họ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.

    Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các bên có thể tách rời tuyệt đối khỏi LNG của Nga nếu không có các biện pháp trừng phạt. Do đó, dòng chảy LNG vẫn tiếp tục.

    Trước đó, theo hãng thông tấn Anadolu, LNG đã nổi lên như một “cứu tinh” đối với nhiều quốc gia vào năm ngoái, sau khi nguồn cung năng lượng bị gián đoạn bởi những biến động trên thế giới. Báo cáo của Liên minh Khí đốt Quốc tế (IGU) cho biết, LNG là thành phần chính trong quá trình chuyển đổi năng lượng nhiều năm tới.

    Đáng nói, nhu cầu bất ngờ và cấp bách của châu Âu nhằm thay thế khí đốt Nga bằng các hợp đồng LNG ngắn hạn, cùng với việc buộc phải cắt giảm nhu cầu khí đốt để tích trữ trước khi mùa đông tới vào năm ngoái, đã khiến môt thị trường LNG không đồng đều và khó đoán nảy sinh, dẫn tới giá LNG tăng vọt ở châu Âu.

    Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, châu Âu đã nhập khẩu thêm hơn 66% lượng LNG vào năm 2022, với sản lượng 50,4 tấn, nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng do mất nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga.

    Mỹ đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu LNG vào năm ngoái, ở mức 10,5 tấn nhưng Nga vẫn đứng thứ hai (3,4 tấn), đứng thứ ba là Qatar (3,1 tấn).

    Hãy bình luận đầu tiên

    Để lại một phản hồi

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


    *