Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm, chốt phương án dừng Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm

Quốc hội bấm nút thông Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 469/474
Quốc hội bấm nút thông Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 469/474

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) mới đây đã được Quốc hội đã biểu quyết thông qua với 469/474 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 5/474 đại biểu tham gia biểu quyết không tán thành. Tỷ lệ tán thành đạt 94,18%.

Luật được thông qua có 7 chương với 157 điều, quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

Trong bản dự thảo trình thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV lần này, cơ quan soạn thảo đề ra hai phương án đối với quy định liên quan đến Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Theo đó, luật mới có thể bỏ quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và sửa đổi về điều khoản chuyển tiếp hoặc giữ nguyên quy định cũ, giao Chính phủ quy định chi tiết.

Theo phương án được thống nhất, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài dừng trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Đối với việc xử lý số dư Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm, toàn bộ số dư của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được Bộ Tài chính quản lý để sử dụng cho mục đích bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản; Chính phủ quy định chi tiết về quản lý và sử dụng số dư của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm.

Điều khoản chuyển tiếp của Luật này quy định các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực và còn thời hạn hợp đồng thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng để phù hợp với Luật này và để áp dụng quy định của Luật này.

Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này. Chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng.

Khác với quy định hiện hành, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ.

Luật quy định rõ 5 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bao gồm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động; hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép; hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật; thực hiện các hành vi gian lận; đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Luật quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*