Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Đầu tư 10.370 tỷ đồng xây cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Hậu Giang
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 911/QĐ – BGTVT phê duyệt Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Dự án được triển khai trên địa phận quận Cái Răng, TP. Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Dự án bao gồm chính tuyến cao tốc và đường nối, trong đó tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km15+350 giao với tuyến nối đường Nam Sông Hậu – Quốc lộ 1, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ; điểm cuối Km53+000 giao với điểm đầu Dự án thành phần đoạn Hậu Giang – Cà Mau thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65 km. Tuyến nối có điểm đầu Km0+00 giao với đường Nam Sông Hậu, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ’ điểm cuối tại Km9+252 giao với Quốc lộ 1, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ; tổng chiều dài tuyến nối khoảng 9,252km.
Giai đoạn hoàn chỉnh chính tuyến cao tốc có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m; giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m; tuyến nối theo quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Chính tuyến cao tốc được bố trí 4 nút giao liên thông khác mức; 42 cầu. Trong Dự án không đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ, chỉ hoạch định vị trí, quy mô để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Vị trí dự kiến tại khoảng Km45+000 (bố trí hai bên đường cao tốc). Vị trí chính thức sẽ được quyết định trong bước tiếp theo sau khi thỏa thuận cụ thể với địa phương.
Tổng mức đầu tư Dự án là 10.370 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 7.002 tỷ đồng. Dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Nguồn vốn đầu tư Dự án là từ Ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 bố trí 7.260 tỷ đồng; giai đoạn 2026 – 2027 bố trí 3.110,74 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 911, Dự án sẽ giải phóng mặt bằng quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Tổng diện tích thu hồi đất khoảng 287,74 ha; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đã bao gồm dự phòng) là 1.956,46 tỷ đồng, trong đó đoạn qua TP. Cần Thơ là 618,10 tỷ đồng; đoạn qua tỉnh Hậu Giang là 1.338,36 tỷ đồng. Dự án sẽ tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng, do UBND TP. Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án tuân thủ quy định; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ GTVT trong quá trình quản lý, thực hiện dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM tắc vì phụ lục hợp đồng
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành 93%. Trong đó, 20 cống ngăn triều đã thi công đạt hơn 90%. Tuy nhiên, Dự án đang gặp một số vướng mắc.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM thi công gần về đích, song vướng mắc về phụ lục hợp đồng chưa được giải quyết |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện của Trung Nam (chủ đầu tư Dự án) cho biết, Dự án đang vướng mắc trong vấn đề ký phụ lục hợp đồng. Phía UBND TP.HCM đề xuất tách phần đất thanh toán cho nhà đầu tư với thời gian thực hiện hợp đồng Dự án ra, tuy nhiên, phía ngân hàng tài trợ vốn và nhà đầu tư chưa đồng ý với phương án này. Vì vậy, phụ lục hợp đồng chưa được ký .
“Dự án ngăn triều tại TP.HCM, Trung Nam làm coi như không có lợi nhuận mà chỉ quan tâm đến việc lỗ nhiều hay lỗ ít. Nhà đầu tư cũng mong làm xong sớm dự án này để còn thực hiện các dự án khác” đại diện của Trung Nam cho biết.
Thông tin rõ hơn về vướng mắc ở dự án này, trả lời báo chí bên lề một hội nghị hôm 14/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, phụ lục hợp đồng của dự án đã hết hạn nên UBND Thành phố phải ký lại phụ lục hợp đồng để gia hạn thời gian thực hiện.
Trong quá trình chuẩn bị ký phụ lục hợp đồng thì nhà đầu tư đề xuất thêm một số nội dung mới, nên Thường trực UBND TP.HCM yêu cầu đàm phán lại. “Một số nội dung mới mà nhà đầu tư đề xuất phát sinh nhiều vấn đề phải xin ý kiến cấp trên, có những việc phải bàn bạc kỹ lưỡng nếu không sẽ làm thay đổi bản chất hợp đồng. Thành phố sẽ tháo gỡ vướng mắc đúng quy định để tránh nảy sinh những vấn đề pháp lý mới ” Chủ tịch TP.HCM thông tin.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho biết thêm, phía nhà đầu tư nêu điều kiện là Thành phố thanh toán đủ tiền thì họ sẽ đẩy nhanh tiến độ vào cuối năm nay hoặc chậm nhất đầu năm sau hoàn thành. Tuy nhiên, việc này sẽ phụ thuộc vào kết quả ký phụ lục hợp đồng.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM giai đoạn 1 (tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng), được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn đến nay dự án chưa xác định được thời gian hoàn thành. Dự án này sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát ngập do triều cường cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân của TP.HCM.
Khánh Hòa đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan đôn đốc, sớm đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm của tỉnh, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy đinh, như Bệnh viên Đa khoa Yersin Nha Trang (đưa công trình vào hoạt động từ tháng 1/2023), Bệnh viện Ung bướu Khánh Hòa (đưa công trình vào hoạt động trong tháng 12/2022), Tỉnh lộ 3, Đường vành đai 2 và Nút giao thông Ngọc Hội, Đập ngăn mặn sông cái Nha Trang (đưa công trình vào hoạt độn trong tháng 9/2022).
Dự án Đập ngăn mặn Sông Cái, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang trong quá trình triển khai. Ảnh: T.M.N |
Ban quản lý dự án phát triển tỉnh khẩn trương phối hợp với UBND TP. Nha Trang, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, UBND các xã, phường có liên quan tập trung nguồn lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hồ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu Dự án Nha Trang, Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu tái định cư Ngọc Hiệp, Dự án Nút giao thông Ngọc Hội; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất, sớm bàn giao mặt bằng để phục vụ triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Khánh Vĩnh khẩn trương hoàn thành các thủ tục có liên quan (điều chỉnh quyết định thành lập cụm công nghiệp, đanh giá tác động môi trường, lập quy hoạch chi tiết xây dựng) để sớm khởi công Dự án Tổng kho và Dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu (thuộc Cụm công nghiệp Sông Cầu) trong tháng 7/2022.
Cục Hàng hải nói gì về “siêu” bến cảng tại Nam Định của Tập đoàn Xuân Thiện
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến đối với đề nghị bổ sung bến cảng Xuân Thiện Nam Định vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 1 theo đề xuất của UBND tỉnh Nam Định.
Cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải cho biết, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Nam Định là cảng biển loại III được quy hoạch Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy có phạm vi là vùng đất và vùng nước khu vực Ninh Cơ, từ Cửa Lạch Giang đến Cửa Đáy.
Tổng quan Tổ hợp nhà máy thép của Tập đoàn Xuân Thiện đang được triển khai tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). (Ảnh: Báo Lao Động). |
Như vậy, Khu bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện có địa điểm xây dựng thuộc phạm vi quy hoạch Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy thuộc cảng biển Nam Định tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Về chức năng bến cảng, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy có chức năng “phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định, có các bến cảng và công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu. Nghiên cứu xây dựng bến cảng phục vụ khu kinh tế Ninh Cơ, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ khi có yêu cầu”.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Dự án Nhà máy Thép Xanh số 1 Nam Định của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định đã được UBND tỉnh Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư với công suất 7,5 triệu tấn thành phẩm/năm; Dự án Nhà máy thép Xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nghĩa Hưng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với công suất 2 triệu tấn thành phẩm/năm.
Ngoài ra, theo tài liệu do Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định cung cấp, các cơ sở công nghiệp khác thuộc Tập đoàn Xuân Thiện có nhu cầu thông qua hàng hóa tại bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định bao gồm: Dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình công suất 10 triệu tấn xi măng/năm; Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm; Dự án Nhà máy xi măng Xuân Thành giai đoạn II công suất 2,3 triệu tấn clinker/năm.
Như vậy, đề xuất của UBND tỉnh Nam Định về chức năng bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định để phục vụ các Dự án Nhà máy thép, Nhà máy xi măng nêu trên của Tập đoàn Xuân Thiện cơ bản phù hợp với chức năng được quy hoạch cho Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy, trong đó có nội dung “nghiên cứu xây dựng bến cảng phục vụ khu kinh tế Ninh Cơ, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ khi có yêu cầu”.
Đối với đề xuất của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định về việc kết hợp chức năng khai thác, vận chuyển hàng hóa phục vụ các cơ sở công nghiệp khác và Khu kinh tế Ninh Cơ tại bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng đề xuất nêu trên có thể được xem xét trong giai đoạn các bến cảng khác tại Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy chưa thể đáp ứng nhu cầu tại khu vực.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định có trách nhiệm báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư tại địa phương để được hướng dẫn các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa theo quy định pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển, đồng thời tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư khi các bến cảng khác tại khu vực được đầu tư xây dựng đủ để đáp ứng nhu cầu tại khu vực.
Trên cơ sở quy mô, công suất các cơ sở công nghiệp là đối tượng phục vụ của cảng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá đề xuất về quy mô bến cảng đáp ứng lượng hàng thông qua từ 42,6 đến 48,1 triệu tấn với kết cấu cầu cảng thiết kế cho tàu trọng tải đến 300.000 DWT, luồng cho tàu 100.000 – 200.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải tận dụng mực nước để hành hải là cơ bản phù hợp với nhu cầu nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm phục vụ các cơ sở công nghiệp nêu trên.
Tuy nhiên, Cục Hàng hải Việt Nam nhấn mạnh, việc đầu tư bến cảng phải đồng bộ với tiến trình đầu tư các dự án công nghiệp gắn với cảng và do khu vực không có lợi thế để phát triển cảng cho tàu trọng tải lớn, việc đầu tư bến cảng đòi hỏi chi phí rất lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm đầu ra (thép, xi măng).
Bên cạnh đó, khu vực đề xuất quy hoạch bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định tại vị trí biển hở, cao độ tự nhiên tại vị trí ra/vào bể cảng (vị trí bắt đầu được 02 tuyến đê chắn sóng, chắn cát bảo vệ) trong khoảng -12÷-14m (Hải đồ), trong khi độ sâu luồng cần thiết cho tàu 100.000 – 200.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải trong khoảng -16÷-23,5m (Hải đồ).
Vì vậy, Cục Hàng hải Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư cần nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc đầu tư tổng thể các hạng mục công trình bến cảng; khả năng nạo vét, duy trì tuyến luồng, vùng nước bể cảng đáp ứng cỡ tàu theo nhu cầu hoạt động hiệu quả của các nhà máy, cơ sở công nghiệp.
Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Xuân Thiện, UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Bộ GTVT xem xét bổ sung bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 1 với vị trí bến cảng là tại khu vực bờ biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có vị trí không gian từ cửa Lạch Giang đến cửa Đáy.
Các cảng này sẽ phục vụ trực tiếp các nhà máy thép tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và xuất clinker cho các nhà máy xi măng thuộc Tập đoàn Xuân Thiện.
Kết cấu bến cảng thiết kế tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 300.000 DWT, quy mô luồng cho tàu 100.000 DWT (cỡ tàu đến 200.000 DWT, lớn hơn giảm tải và lợi dụng mực nước để hành hải).
Luồng tàu vào bến cảng được bố trí tuyến luồng tàu chuyên dùng chung vào khu vực bể cảng có bề rộng là 200m, cao trình đáy từ -16m đến -20m (hệ Hải đồ) đáp ứng cho tàu có trọng tải 100.000 DWT (tàu trọng tải đến 200.000 DWT và lớn hơn lợi dụng mực nước, giảm tải).
Công trình đê chắn sóng, chắn cát sẽ được bố trí tuyến đê chắn sóng phía Đông Bắc có chiều dài khoảng 5,05 km và tuyến đê chắn sóng phía Đông Nam có chiều dài khoảng 5,85 km.
Bộ Giao thông đề nghị Quảng Trị làm nút giao khác mức giữa đường bộ và đường sắt
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị làm cầu vượt hoặc hầm chui qua giao cắt đường sắt và đường bộ khi thực hiện dự án đường đô thị tại thị xã Quảng Trị.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đấu nối đường đô thị vào QL1 tại km 770+000; cải tạo, mở rộng đường ngang tại km 633+030 tuyến đường sắt Bắc – Nam (Hà Nội – TP.HCM). Đây là Dự án xây dựng tuyến đường đô thị kết nối từ cầu Thạch Hãn đến trung tâm phường Đôn An, thị xã Quảng Trị, dự kiến đấu nối vào quốc lộ 1 tại km 770+000 bên phải tuyến (lý trình đường bộ) và cải tạo, mở rộng đường ngang tại km 633+030 (lý trình đường sắt) tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM từ 7 m thành 20,5 m.
Phúc đáp văn bản của UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ GTVT cho rằng việc xây dựng tuyến đường bộ kết nối từ cầu Thạch Hãn đến trung tâm phường Đôn An, thị xã Quảng Trị để phát triển kinh tế – xã hội là cần thiết.
Song, hiện đường ngang tại km 633+030 đang là đường ngang có người gác, phòng vệ bằng dàn chắn, mặt đường ngang rộng 7 m; cách đường ngang tại km 629+980 về phía Hà Nội là 3.050 m và cách đường ngang tại Km 633+400 về phía TP.HCM là 370 m. Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 17 của Luật Đường sắt quy định, tại đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị phải xây dựng nút giao khác mức.
Theo qui định, đối với các đường ngang hiện có ở trong thành phố, thị xã, thị trấn đông dân cư mà có khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 500 m hoặc ở những nơi khác mà khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 1.000 m, khi cải tạo, nâng cấp, chủ đầu tư dự án phải từng bước xây dựng đường gom để giảm bớt đường ngang hoặc thay bằng nút giao khác mức.
Vì vây, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (chủ đầu tư) nghiên cứu phương án xây dựng nút giao khác mức (cầu vượt, hầm chui) giữa đường bộ đô thị với tuyến đường sắt quốc gia nhằm đảm bảo ATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Về việc đấu nối đường đô thị vào quốc lộ 1 tại km 770+000, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, quyết định việc đấu nối vào quốc lộ theo thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ theo quy định.
Duyệt danh mục 4 Dự án xây dựng khu bảo trì tàu bay tại sân bay Long Thành
Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải vừa ký Quyết định số 916/QĐ – BGTVT phê duyệt danh mục Dự ánđầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 1, số 2, số 3, số 4 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Danh mục này gồm: Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 1; Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 2; Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 3; Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 4 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng và khai thác khu bảo trì, bảo dưỡng tàu bay phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho các loại tàu bay đến code F, trong đó phải bao gồm các loại tàu bay hiện đang đăng ký tại Việt Nam như Boeing B777/B787, Airbus A330/A350 và các loại tàu bay thân hẹp như A320/A321, Boeing 737NGs theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hàng không dân dụng Việt Nam (CAA)/Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA)/Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA).
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện mỗi dự án khoảng 688 tỷ đồng từ nguồn vốn của nhà đầu tư. Thời hạn, tiến độ đầu tư là 24 tháng kể từ ngày hợp đồng dự án có hiệu lực.
Thời gian khai thác dự án là 25 năm kể từ ngày hoàn thành công tác đầu tư. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất là khoảng 45.525 m2/dự án.
Bộ Giao thông – Vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam công bố danh mục dự án và triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định, bảo đảm tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư dự án công khai, minh bạch; chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch.
Tại Việt Nam hiện có hiện ở Việt Nam có 5 tổ chức bảo dưỡng tàu bay gồm Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) – vốn chủ sở hữu 1.156 tỷ đồng;Tổ chức bảo dưỡng của Công ty Vietjet (VJC AMO) – vốn chủ sở hữu xác định theo vốn chủ sở hữu của Công ty Vietjet là 17.111 tỷ đồng; Tổ chức bảo dưỡng của Công ty Tre Việt (BAV AMO) – vốn chủ sở hữu xác định theo vốn chủ sở hữu của Công ty Tre Việt là 16.783 tỷ đồng; Tổ chức bảo dưỡng SAAM (Liên doanh giữa Vietnam Airlines và Singapore Airlines – vốn chủ sở hữu là 81 tỷ đồng; Tổ chức bảo dưỡng Vietstar – vốn chủ sở hữu là 363 tỷ đồng.
Cả 5 tổ chức bảo dưỡng này đều đã bày tỏ sự quan tâm tới danh mục Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 1, số 2, số 3, số 4 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Kiến nghị Thủ tướng cho đầu tư sớm giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Mỹ Thuận
Ngày 18/7, UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản số 3844/UBND-KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư giai đoạn 2 đối với Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tại văn bản số 3844, UBND tỉnh Tiến Giang kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận đầu tư sớm giai đoạn 2, Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo đúng quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tuyến cao tốc này được quy hoạch đầu tư 6 làn xe cao tốc và 2 làn dùng khẩn cấp trước năm 2030.
UBND tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì làm việc với các Bộ, ngành; UBND TP.HCM, UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh Tiền Giang để triển khai sớm Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 2 với mục tiêu hoàn thành trong năm 2025 để đảm bảo việc kết nối, khai thác đồng bộ với các dự án khác và phù hợp quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Hình thức đầu tư giai đoạn 2 cả 2 dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận là PPP, loại hợp đồng BOT hoặc hình thức đầu tư công.
Được biết, Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được Thường trực Chính phủ đồng ý chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang năm 2019.
Sau khi nhận chuyển giao, UBND tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các nhà đầu tư, Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận khẩn trương huy động tối đa các nguồn lực vật tư, thiết bị và khắc phục các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đến nay, Dự án đã hoàn thành theo đúng cam kết với Chính phủ và đúng theo quy mô giai đoạn 1 đã được Bộ GTVT phê duyệt.
Ngày 30/4/2022, Dự án đã được đưa vào khai thác để người dân lưu thông. Trong thời gian vừa qua, các bên xem xét phát hiện các vướng mắc, bất cập trên tuyến để kịp thời khắc phục, giúp các phương triện lưu thông an toàn trên tuyến.
Theo ghi nhận của các đơn vị chức năng, quy mô đầu tư Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1 là chưa phù hợp với tốc độ gia tăng phương tiên, do được tính toán dựa trên lượng xe cách đây 10 năm. Đến nay không còn phù hợp với sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, Dự án chưa bố trí làn dừng khẩn cấp khiến trong quá trình khai thác sử dụng các xe gặp sự cố không thể chạy tới điểm dừng, đồng thời phương tiện cứu nạn cứu hộ không kịp xử lý.
Do vậy, quy mô hiện tại của tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận đã tạo ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” gây tắc nghẽn nghiêm trọng, không đảm bảo cho việc nhanh chóng lưu thông toàn tuyến.
Kiến nghị Thủ tướng cho đầu tư sớm giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Mỹ Thuận
Ngày 18/7, UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản số 3844/UBND-KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư giai đoạn 2 đối với Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tại văn bản số 3844, UBND tỉnh Tiến Giang kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận đầu tư sớm giai đoạn 2, Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo đúng quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tuyến cao tốc này được quy hoạch đầu tư 6 làn xe cao tốc và 2 làn dùng khẩn cấp trước năm 2030.
UBND tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì làm việc với các Bộ, ngành; UBND TP.HCM, UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh Tiền Giang để triển khai sớm Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 2 với mục tiêu hoàn thành trong năm 2025 để đảm bảo việc kết nối, khai thác đồng bộ với các dự án khác và phù hợp quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Hình thức đầu tư giai đoạn 2 cả 2 dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận là PPP, loại hợp đồng BOT hoặc hình thức đầu tư công.
Được biết, Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được Thường trực Chính phủ đồng ý chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang năm 2019.
Sau khi nhận chuyển giao, UBND tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các nhà đầu tư, Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận khẩn trương huy động tối đa các nguồn lực vật tư, thiết bị và khắc phục các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đến nay, Dự án đã hoàn thành theo đúng cam kết với Chính phủ và đúng theo quy mô giai đoạn 1 đã được Bộ GTVT phê duyệt.
Ngày 30/4/2022, Dự án đã được đưa vào khai thác để người dân lưu thông. Trong thời gian vừa qua, các bên xem xét phát hiện các vướng mắc, bất cập trên tuyến để kịp thời khắc phục, giúp các phương triện lưu thông an toàn trên tuyến.
Theo ghi nhận của các đơn vị chức năng, quy mô đầu tư Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1 là chưa phù hợp với tốc độ gia tăng phương tiên, do được tính toán dựa trên lượng xe cách đây 10 năm. Đến nay không còn phù hợp với sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, Dự án chưa bố trí làn dừng khẩn cấp khiến trong quá trình khai thác sử dụng các xe gặp sự cố không thể chạy tới điểm dừng, đồng thời phương tiện cứu nạn cứu hộ không kịp xử lý.
Do vậy, quy mô hiện tại của tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận đã tạo ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” gây tắc nghẽn nghiêm trọng, không đảm bảo cho việc nhanh chóng lưu thông toàn tuyến.
Gia Lai dự kiến kêu gọi đầu tư hơn 7.272 tỷ đồng phát triển cây dược liệu
Tỉnh ủy Gia Lai vừa có báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 3/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đến nay, tổng diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là hơn 3.987 ha, tăng gần 3.002 ha so với năm 2020. Trong đó, cây dược liệu dưới tán rừng là 956,8 ha, tăng 696,3 ha so với năm 2020; dược liệu trồng trên đất nông nghiệp là 3.030,6 ha, tăng 2.305,67 ha so với năm 2020.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đã phát triển một số mô hình trồng dược liệu có hiệu quả như: Mô hình trồng sâm bố chính tại Kbang, trồng cây hoa hòe tại Kông Chro, trồng cà gai leo tại Kông Chro.
Đối với các Dự án đầu tư phát triển cây dược liệu, hiện có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 497 tỷ đồng; có 10 dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư với quy mô khoảng 1.821 ha, tổng vốn dự kiến đầu tư trên 7.272 tỷ đồng.
Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục tham mưu UBND tỉnh bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) đối với 9 dự án trồng, nhân giống và phát triển cây dược liệu có ứng dụng công nghệ cao, phát triển dược liệu dưới tán rừng với tổng diện tích 8.450 ha, tổng vốn đầu tư 4.197 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất. Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 142 ha trồng dược liệu ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, 6 ha ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô lan kim tuyến. Các hoạt động chế biến dược liệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ dược liệu được các cấp, ngành tích cực triển khai, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu trong và ngoài tỉnh.
Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn về 23 khu tái định cư của cao tốc Bắc – Nam
Ngày 20/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi có chỉ đạo khẩn cho các cấp, ngành về việc đầu tư xây dựng 23 khu tái định cư liên quan đến Dự án cao tốc Bắc – Nam, đoạn qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Ban quản lý Dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh khẩn trương tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các Khu tái định cư và tổ chức thực hiện thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các Khu tái định cư theo hướng dẫn của Sở Xây và lập đánh giá tác động môi trường cho Tiểu dự án, thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đối với việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, thực hiện theo đúng các quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và nguồn nước sau khi xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để xả vào nguồn tiếp nhận.
Về giải pháp thiết kế, công nghệ xử lý nước thải, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Ban giao thông tỉnh thực hiện, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; thời gian hoàn thành trước ngày 29/7/2022.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thuộc Dự án thành phần Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường (nơi có địa điểm dự kiến xây dựng Khu tái định cư) chủ động, kịp thời phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các Khu tái định cư.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền cập nhật và bổ sung diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để thực hiện 23 Khu tái định cư và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vào chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa của Dự án; thời gian hoàn thành trước ngày 22/7/2022.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km đi qua các huyện Tư Nghĩa (4,7km), Nghĩa Hành (17,34km), Mộ Đức (10,81km) và thị xã Đức Phổ (27,45km), có khoảng 1.029 hộ dân di dời tái định cư.
Dự kiến, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ đầu tư xây dựng 23 khu tái định cư, với tổng số lô đất cần xây dựng khoảng 2.108 lô để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án, với tổng diện tích quy hoạch xây dựng dự kiến trên 120ha.
Hoàng Anh Gia Lai đầu tư hơn 1.313 tỷ đồng vào dự án trồng cây, nuôi heo
UBND tỉnh Gia Lai vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Công ty Hoàng Anh Gia Lai đối với Dự án phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại 6 xã của huyện Mang Yang (Đak Ta Ley, Kon Chiêng, Kon Thụp, Lơ Pang, Đak Yă); 3 xã của huyện Đak Pơ (Phú An, Cư An, Yang Bắc); 1 xã Thành An của thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai).
Theo đó, mục tiêu của dự án này là phát triển cây ăn quả là trồng cây ăn quả theo hướng bền vững theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm phát triển trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế; xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Trên diện tích 108ha, nhà đầu tư sẽ trồng các loại trái cây với diện tích 1.549,75ha và xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 24.000 con heo giống cùng 560.000 con heo thịt với diện tích 108ha.
Theo UBND tỉnh, tổng đầu tư dự án vào khoảng 1.851,6 tỷ đồng; trong đó hơn 538 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có và vốn hỗ trợ từ HAGL là 1.313,4 tỷ đồng.
Được biết, trong Quý I và Quý II/2022, dự án đã thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan điều chỉnh bổ sung mục tiêu chăn nuôi heo. Dự kiến sang quý III và quý IV/2022, nhà đầu tư sẽ tiến hành xây dựng một số chuồng trại và nhận heo giống. Dự kiến, đến quý IV/2022, dự án này sẽ hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quảng Ngãi quy hoạch 341 ha mở rộng Công viên trung tâm Thành phố
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản góp ý Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Công viên trung tâm TP.Quảng Ngãi mở rộng.
Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, phạm vi ranh giới lập Quy hoạch phân khu có quy mô diện tích khoảng 341 ha thuộc một phần ranh giới xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi. Đối chiếu với Quy hoạch chung xây dựng TP.Quảng Ngãi đến năm 2040, khu vực trên được định hướng quy hoạch đất hỗn hợp. Như vậy, việc đề xuất lập quy hoạch phân khu Công viên trung tâm thành phố mở rộng tại khu vực trên là cơ bản phù hợp với định hướng quy hoạch chung được duyệt; cơ bản phù hợp với chỉ đạo của UBND tỉnh.
Việc UBND thành phố Quảng Ngãi đề xuất mở rộng (khu vực phía Bắc – khoảng 19,5 ha) và bổ sung một phần diện tích tuyến đường Hoàng Sa (khoảng 21,5 ha) vào phạm vi ranh giới lập quy hoạch phân khu nhằm thuận lợi cho việc nghiên cứu, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, đồng thời phủ kín quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000) tại khu vực xã Tịnh Khê là phù hợp với định hướng quy hoạch chung được duyệt.
Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố Quảng Ngãi tiếp tục kiểm tra, rà soát nhiệm vụ quy hoạch theo các nội dung đã được Sở Xây dựng góp ý và các Sở ngành ý kiến góp ý. Đồng thời, quá trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, UBND thành phố cần kiểm tra, rà soát quy mô dân số dự báo (bao gồm cả dân số quy đổi) trong khu vực quy hoạch (và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tính theo quy mô dân số) phải phù hợp với chỉ tiêu dân số được phân bổ trong Quy hoạch chung.
Nghiên cứu bổ sung các yêu cầu cụ thể về vị trí, quy mô của công viên trung tâm; các yêu cầu về bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan môi trường vùng rừng dừa nước, rừng phòng hộ, hành lang bảo vệ bờ biển; các yêu cầu về đảm bảo thoát lũ sông Trà Khúc, sông Giang. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch theo đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương lên 8 làn xe
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa gửi văn bản kiến nghị UBND TP.HCM báo cáo Chính phủ đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương lên 8 làn xe.
Theo báo cáo của Sở GTVT hiện nay cao tốc TP.HCM – Trung Lương chỉ có 4 làn xe, trong khi lưu lượng xe lưu thông rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông đặc biệt là các dịp lễ, tết và ngày cuối tuần.
Vì vậy, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp cùng các bộ ngành và các địa phương liên quan để thống nhất kế hoạch, phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao cho một địa phương nơi có Dự án đi qua làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án.
Theo Sở GTVT TP.HCM trước đây khi làm giai đoạn 1 khâu giải phóng mặt bằng đã thực hiện theo quy hoạch, do vậy rất thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này. Việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương sẽ giải tỏa ùn tắc giao thông, giúp phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Liên quan đến việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, mới đây liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco6) – Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons – Công ty Xây dựng thương mại Thuận Việt đã gửi văn bản lên Bộ GTVT đề xuất cho phép liên danh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc này theo phương thức PPP.
Liên danh nhà đầu tư cam kết sẽ tự bỏ chi phí để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trong trường hợp các báo cáo không được phê duyệt, liên danh sẽ chịu mọi phí tổn liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư dự án.
Nóng bỏng cuộc đua giành quyền mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương
Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tưDự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận.
Theo đó, đối với Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 2, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Long An giữ vai trò là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ). Nhà đầu tư này cũng đồng thời đề xuất cơ chế tổ chức thu phí dự án giai đoạn 1 để tạo nguồn đầu tư giai đoạn 2, đảm bảo hoàn thành vào năm 2025.
Với cơ chế này, tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương sẽ được mở rộng lên quy mô mặt cắt ngang 32,85m, gồm 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.355 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước tham gia 2.650 tỷ đồng (50%); vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 406 tỷ đồng; vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là 2.300 tỷ đồng.
Trước mắt, ngân sách Nhà nước sẽ không phải bỏ ra ngay mà sẽ trả chậm trong 10 năm (sau khi thu phí giai đoạn 1), nhà đầu tư sẽ huy động vốn tự có và các nguồn vốn khác để thực hiện.
Đối với Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 2, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất mở rộng lên quy mô 8 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25m; tổng mức đầu tư ước khoảng 9.504 tỷ đồng.
Trước đó, liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco6) – Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons – Công ty Xây dựng thương mại Thuận Việt đã có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Trong đề xuất gửi Bộ GTVT vào cuối tháng 6/2022, liên danh Cienco6 – Coteccons – Thuận Việt muốn Bộ GTVT cho phép chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo khả thi Dự ánđầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương theo phương thức PPP.
Ba nhà đầu tư này cam kết tự bỏ chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo khả thi Dự án để trình Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp các báo cáo không được phê duyệt, Liên danh cam kết chịu mọi phí tổn liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 50 km, quy mô 4 làn xe được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010. Sau hơn 12 năm khai thác, tuyến cao tốc này đã bị mãn tải, vận tốc lưu thông thực tế hiện chỉ dao động từ 60 – 80 km/h.
Công ty T-Tech Việt Nam đề xuất thêm thời hạn làm Dự án Nhà máy xử lý rác ở Tuy Hòa
Ngày 19/7, ông Võ Đình Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cho biết Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại TP. Tuy Hòa do Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.
Theo ông Tiến, nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư chậm triển khai dự án. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan như một số thủ tục phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư, việc giải quyết thủ tục của cơ quan liên quan còn chưa kịp thời, tình hình dịch COVID-19 làm cho dự án chậm tiến độ theo như cam kết.
Cụ thể, sau khi có chủ trương đầu tư, chủ đầu tư đã thực hiện các thủ tục đầu tư như ký quỹ đầu tư (với số tiền hơn 3,9 tỷ đồng), ký hợp đồng thuê đất. Ngoài ra, dự án đã được phê duyệt các hạng mục như Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; thỏa thuận vị trí đấu nối cấp điện, thỏa thuận vị trí đấu nối cấp nước, thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy…
Hiện nay, Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam đang hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo ý kiến thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ thiết kế cơ sở để trình Bộ Xây dựng thẩm định. Đồng thời, công ty này đã đề xuất cho phép điều chỉnh tiến độ để tiếp tục thực hiện dự án.
Về hướng xử lý dự án, ông Tiến cho biết, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp các ngành để xem xét, rà soát nội dung kiến nghị của chủ đầu tư cũng như các quy định liên quan trong việc triển khai dự án; nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, đánh giá tác động môi trường để tham mưu UBND tỉnh Phú Yên.
Ngày 13/5/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên xem xét gia hạn thêm thời gian triển khai thực hiện (với tiến độ thực hiện hoàn thành dự án là 15 tháng).
“Tuy nhiên, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản (số 3044, ngày 22/6/2022 – PV) chỉ đạo để xem xét gia hạn thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai đưa các ràng buộc pháp lý, nếu chủ đầu tư không thực hiện sẽ kiên quyết thu hồi, đảm bảo đúng theo trình tự thủ tục để tránh trường hợp không thực hiện thì xử lý thủ tục không đảm bảo. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường đang rà soát lại nội dung này để báo cáo UBND tỉnh, trước khi UBND tỉnh Phú Yên xem xét nên tiếp tục gia hạn hay thu hồi dự án theo quy định”, ông Tiến thông tin.
Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại TP. Tuy Hòa được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 967 ngày 15/5/2017; điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 854 ngày 7/6/2019. Theo Quyết định số 854 , tiến độ thực hiện dự án là 15 tháng.
Trên diện tích 10 ha, dự án này có quy mô công suất xử lý 240 tấn/ngày đêm; vị trí thực hiện tại 2 xã An Phú, xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa; tổng vốn đầu tư là 264 tỷ đồng.
Quảng Bình cương quyết thu hồi đất đối với dự án chậm xây dựng
UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tổ rà soát các dự án chậm tiến độ vừa làm việc với các sở, ban, ngành liên quan về các dự án của nhà đầu tư chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2022.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Bình, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt trên 93.000 tỷ đồng, trong đó, khu vực nhà nước chiếm 21,2%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 78,8%. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 761 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Qua rà soát, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Bình có 761 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó khoảng 173 dự án chậm tiến độ nhiều năm (chiếm tỷ lệ 22,7%), cụ thể: 103 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 68 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất và 02 dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị.
Nguyên nhân là do công tác chuẩn bị đầu tư mất rất nhiều thời gian; sự cố môi trường biển năm 2016 và đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay đã làm ảnh hưởng đến nguồn lực của nhà đầu tư. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số nhà đầu tư cố tình giữ đất, không triển khai thực hiện dự án để chờ cơ hội chuyển nhượng dự án.
Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình sau đó đã giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đã thuê đất nhưng không triển khai xây dựng, chậm tiến độ hoặc nợ tiền thuê đất; thu hồi quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không triển khai công việc; triển khai quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị.
Trước đó, ngày 13/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành liên quan tới việc triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo”.
Long Hậu tiếp tục mở rộng nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Ngày 21/7, Công ty Cổ phần Long Hậu đã khởi công xây dựng công trình nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng, giai đoạn 1 mở rộng, Lô J4-03 và Lô J4-04.
Dự án Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng được Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cấp chứng nhận Giấy đăng ký đầu tư lần đầu ngày 10/7/2018, với tổng vốn đầu tư là 1.050 tỷ đồng, tổng diện tích là 29,6 ha. Dự án được chia làm 3 giai đoạn.
Ông Lê Tấn Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Long Hậu cho biết, năm 2020, lô J4 giai đoạn 1 với diện tích 10.000 m2 đã được Công ty hoàn thành và bàn giao cho 2 nhà đầu tư Nhật Bản.
Với việc tiếp tục khởi công mở rộng nhà xưởng, Công ty Long Hậu sẽ cung cấp 10.000 m2 nữa cho doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao tại TP. Đà Nẵng. Dự kiến, việc thi công sẽ hoàn thành trong tháng 11/2022.
“Lễ khởi công hôm nay đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành khu công nghiệp chuyên sâu cho ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao và hỗ trợ công nghệ cao của Long Hậu tại Đà Nẵng; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Khu công nghệ cao Đà Nẵng”, ông Cường thông tin.
Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, ông Phạm Trường Sơn cho biết, Công ty cổ phần Long Hậu đã được Ban Quản lý cho thuê đất và bàn giao đất với tổng diện tích là 11,69 ha/29,6 ha (Lô J4).
Công ty cổ phần Long Hậu đã đầu tư hoàn thiện 2 nhà xưởng và thu hút được 2 dự án đầu tư FDI công nghệ cao thuê lại nhà xưởng từ Nhật Bản là Dự án của Công ty TNHH Giải pháp an toàn lao động Hatsuta và Dự án của Công ty TNHH Inaba Rubber Việt Nam.
Với việc tiếp tục khởi công xây dựng nhà xưởng và hạ tầng với tổng diện tích sàn là 10.000 m2, Công ty Long Hậu nâng tổng diện tích được đưa vào sử dụng tại Lô J4 lên 11,69 ha; tức 100% diện tích đất đã được Ban Quản lý bàn giao giai đoạn 1 của dự án sẽ được Công ty đưa vào khai thác trong thời gian đến.
Được biết, trong 5 tháng đầu năm 2022, Đà Nẵng đã cấp mới 5 dự án trong Khu Công nghệ cao với tổng vốn đăng ký đầu tư là 145,45 triệu USD.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, đang đánh giá một số dự án lớn tiềm năng như Dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in và vi cơ điện tử (mems) vốn đầu tư 60 triệu USD; Dự án Trung tâm sản xuất, nghiên cứu và phát triển dịch vụ dữ liệu công nghệ cao – HTC digital park vốn đầu tư 70 triệu USD; Dự án trung tâm nghiên cứu và lưu trữ mô – tế bào gốc châu á vốn đầu tư 500 tỷ đồng…
Dự án Cảng Liên Chiểu: Khởi công trong năm 2022, hoàn thành trước năm 2025
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam đã ký Quyết định (số 1059) phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng Liên Chiểu và Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu trên tổng diện tích gần 470 ha.
Theo Đồ án quy hoạch đã điều chỉnh, tổng diện tích khu Cảng Liên Chiểu là 450 ha, với ranh giới vị trí như sau: phía Bắc giáp đèo Hải Vân, phía Nam giáp cửa sông Cu Đê, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng và phía Tây giáp tuyến đường tránh Nam Hải Vân.
Trong đó, quy mô sử dụng đất của bến cảng Liên Chiểu gồm có các khu chức năng như: khu bến container tiếp nhận được tàu đến 8 nghìn TEUS (giai đoạn 1) và định hướng tiếp nhận các tàu đến 18 nghìn TEUS (tương đương 200 nghìn DWT) trong dài hạn; quy mô quy hoạch gồm 8 bến container với tổng chiều dài 2.750 m cho tàu từ 30.000 – 200.000 DWT.
Khu bến tổng hợp quy hoạch tiếp nhận được tàu đến 100 nghìn DWT (phía ngoài) và các tàu cỡ nhỏ hơn ở phía trong (khoảng 30 nghìn DWT); tổng số lượng bến là bến có tổng chiều dài 1.550m.
Khu bến thủy nội địa có tổng chiều dài 1.200 m, quy hoạch cho các tàu, sà lan đến 5 nghìn DWT phục vụ gom hoặc chia hàng cho khu bến container, khu bến tổng hợp đến các cảng biển, thủy nội địa khác trong cả nước.
Khu bến hàng lỏng và khí quy hoạch cho cỡ tàu đến 30 nghìn DWT (trong đó có bố trí khu vực để di dời các bến hàng lỏng hiện hữu); quy mô gồm 6 bến, bố trí tại khu vực đê chắn sóng, kết nối với đê chắn sóng bằng cầu dẫn; các công trình hàng lỏng và khí được bố trí đủ khoảng cách an toàn đến các công trình khác trong quy hoạch và lân cận. Khu kho bãi đường sắt quy hoạch bãi tập kết, bốc xếp hàng hóa phục vụ đường sắt nhằm kết nối trực tiếp khu bến cảng Liên Chiểu với mạng đường sắt quốc gia; vị trí quy hoạch ở phía sau khu bến container.
Đê kè chắn sóng có tổng chiều dài hơn 2.000 m, đảm bảo che chắn sóng theo hướng Đông Bắc và Đông Đông Bắc; trên mặt đê quy hoạch bố trí các tuyến đường ống dẫn hàng lỏng từ bến cảng vào đến kho hàng lỏng phía trong bờ…
Theo quy hoạch, hệ thống giao thông đường bộ dùng chung của bến cảng Liên Chiểu chạy dọc theo ranh giới quy hoạch, giáp chân núi và tuyến đường bờ hiện hữu, đảm bảo khả năng kết nối đến từng khu chức năng cảng, chỉ tiêu cấp đường đáp ứng ô tô chuyên dụng, kết cấu mặt đường cấp cao A1;
Giao thông nội bộ trong các khu chức năng Cảng sẽ do nhà đầu tư khai thác cảng tổ chức trên cơ sở phù hợp với công nghệ và thiết bị khai thác đề xuất, đảm bảo khả năng lưu thông của các phương tiện;
Giao thông đường biển, luồng hàng hải vào cảng Liên Chiểu được thiết lập mới có chiều dài hơn 7km, bề rộng 160 – 220m, cao trình đáy luồng từ 14,6 – 17,8 m; giao thông đường sắt sẽ định hướng kết nối đường sắt từ ga Kim Liên vào đến trong cảng Liên Chiểu với chiều dài khoảng 1,5 km, chạy dọc theo đường sau cảng vào khu bãi hàng hóa đường sắt.
Đối với tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu, sau khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết có quy mô sử dụng đất gần 20 ha, tổng chiều dài 2,95 km kết nối từ đường vào cảng đến tuyến đường tránh Nam Hải Vân; quy mô mặt cắt ngang đảm bảo 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 30 m; trên tuyến đường này có cầu vượt nút giao đường sắt Bắc – Nam và QL1A, hầm chui vào đường lên Suối Lương, đồng thời mở rộng cầu Liên Chiểu trên đường Nguyễn Văn Cừ…
UBND TP. Đà Nẵng nhận định việc đầu tư dự án đường ven biển nối Cảng Liên Chiểu nhằm tạo tuyến đường vận tải độc lập kết nối đường nội bộ Cảng Liên Chiểu đi đường tránh Nam Hải Vân.
Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp 1, có tổng mức đầu tư hơn 1.203 tỷ đồng. Trong đó, 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và phần còn lại từ ngân sách Thành phố. Thời gian triển khai dự án vào năm 2022 – 2025.
Được biết, cảng Liên Chiểu được quy hoạch làm cảng loại I và trong tương lai sẽ là cảng đặc biệt. Thành phố sẽ khởi công xây dựng Dự án cảng Liên Chiểu trong năm 2022 và hoàn thành trước năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo lãnh đạo TP. Đà Nẵng, việc điều chỉnh Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Liên Chiểu và tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu nhằm tạo lập hình ảnh khu bến cảng này là cảng biển hiện đại, phù hợp với điều kiện hiện trạng khu vực bờ biển, hài hòa với cảnh quan rừng tự nhiên đèo Hải Vân, kết nối đồng bộ với các khu vực lân cận.
Đặc biệt, sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động, cảng Liên Chiểu sẽ có không gian khai thác cảng được tổ chức theo hướng mở, trong đó, điểm nhấn là các công trình kiến trúc văn phòng, nhà điều hành… kết hợp với các thiết bị khai thác, bốc xếp hàng hóa kích thước lớn, công nghệ hiện đại.
Cảng Liên Chiểu được xây dựng ở phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu với tổng diện tích quy hoạch 450 ha. Mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu.
Dự án Cảng Liên Chiểu Đà Nẵng gồm 2 phần, phần cơ sở hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án hơn 3.400 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 là hơn 2.900 tỷ đồng; phần còn lại sử dụng ngân sách của TP Đà Nẵng.
TP.HCM: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các dự án ngành y tế
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức mới đây đã có chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng phối hợp giải quyết vướng víu cho nhiều dự án y tế trên địa bàn.
Trước đó, tháng 6/2022 báo Đầu tư qua bài TP.HCM: Hàng loạt Dự ány tế tê liệt vì thiếu mặt bằng” đã phản ánh, Thành phố có hàng loạt dự án xây mới, mở rộng bệnh viện, cơ sở y tế chưa triển khai được do còn tình trạng chậm trễ trong công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng.
Theo chỉ đạo mới đây của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, lãnh đạo Thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cần khẩn trương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Bình Chánh và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, trình duyệt báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật Cụm Y tế Tân Kiên, huyện Bình Chánh, đảm bảo đủ điều kiện trình HĐND TP.HCM quyết định điều chỉnh chủ trương tăng bổ sung chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2.
UBND huyện Bình Chánh cũng cần kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP.HCM, giải quyết dứt điểm các khiếu kiện, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất theo đúng quy hoạch và ranh được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.
Tương tự, về Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch UBND huyện Bình Chánh cần chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện này hoàn thành việc vận động, thu hồi và bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư trong quý III năm 2022.
Về dự án Xây dựng mới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và các bệnh viện của Bộ Y tế (Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2,…), UBND huyện Bình Chánh chỉ đạo Ban Bồi thường khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi và giao đất theo quy định tại khu 6A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh và Lô III-27 Khu Tân Tạo – Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh để triển khai đầu tư xây dựng các bệnh viện.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp Sở Y tế Thành phố nhanh chóng hoàn thiện công tác hậu cần, triển khai các dự án.
Cụ thể, UBND huyện Bình Chánh cần khẩn trương lấy ý kiến cộng đồng dân cư về điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Cụm Y tế Tân Kiên tại xã Tân Kiên và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (giai đoạn 2).
Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với UBND huyện Bình Chánh thẩm định Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và chủ trì phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện Bình Chánh và Ban Dân dụng và công nghiệp thực hiện lập, thẩm định Dự án quy hoạch mở rộng Cụm Y tế Tân Kiên trên khu đất 19,45ha, huyện Bình Chánh.
Sở Xây dựng cần làm việc với Ban Dân dụng và Công nghiệp và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định pháp luật và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng để sớm khởi công dự án và giải ngân toàn bộ vốn đã bố trí năm 2022.
Sở Y tế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất hình thức đầu tư Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình phù hợp để trình UBND TP.HCM.
Ngoài ra, nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu điều trị, chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn và của Thành phố, UBND TP.Thủ Đức cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Sở Y tế về việc xây dựng và mở rộng các cơ sở y tế trên địa bàn.
Để lại một phản hồi